Khái niệm mặt hàng nông sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu nông sản của việt nam sang liên bang nga trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do giữa việt nam và liên minh kinh tế á âu (Trang 26 - 27)

1.3. Khái quát về mặt hàng nông sản

1.3.1. Khái niệm mặt hàng nông sản

Quan điểm của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp quốc

Theo tố chức Nông nghiệp và Lương thực thế giới (FAO), nông sản là bất cứ sản phẩm hay hàng hóa, dù sống hay đã được chế biến, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của con người (trừ nước, muối, phụ gia) hoặc làm thức ăn cho động vật, bao gồm những nhóm hàng chính sau:

- Nhóm hàng ngũ cốc và sắn: lúa gạo, lúa mỳ, cao lương, các loại ngũ cốc hạt thô (ngô, kê,…) và sắn

- Nhóm hàng rau, củ, quả

- Đường và các chất tạo ngọt: bao gồm các loại cây tạo đường (mía đường, củ cải đường); các loại đường và mật ong

- Các loại đậu, hạt và các sản phẩm từ đậu và hạt

- Nhóm thực phẩm từ động vật giết mổ: thịt các loại gia súc, gia cầm,máu… - Nhóm thực phẩm từ động vật sống: trứng, sữa và các sản phẩm từ trứng, sữa (bơ, kem,…)

- Nhóm hàng dầu mỡ và các sản phẩm từ dầu: bao gồm các loại hạt có dầu (hạt đậu nành, hạt hướng dương, hạt cải), các loại dầu thực vật (dầu dừa, dầu hạt cải, dầu hướng dương, dầu olive) và mỡ động vật (mỡ heo, mỡ trâu, mỡ cừu,…)

- Nhóm hàng nông sản nguyên liệu: xơ dừa, sợi bông, da động vật, lông động vật, …

- Nhóm hàng gia vị: tiêu, ớt, gừng,…

- Nhóm hàng động vật sống (không tính động vật hoang dã và thú quý hiếm) - Nhóm cây trồng thức ăn cho gia súc

- Nhóm cây trồng có chứa chất kích thích và các sản phẩm liên quan: cacao, cà phê, chè

 Quan điểm của Tổ chức thương mại Thế giới

Theo Hiệp định Nông nghiệp của WTO thì nông sản được quy định bao gồm tất cả các sản phẩm được liệt kê từ chương I đến chương XXIV (trừ cá và sản phẩm cá) và một số sản phẩm thuộc các chương khác trong Hệ thống thuế mã HS. Với cách hiểu này, nông sản bao gồm một phạm vi khá rộng các loại hàng hóa có hoạt động từ nông nghiệp:

- Sản phẩm nông nghiệp cơ bản: lúa gạo, lúa mỳ, bột mỳ, sữa, động vật sống, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau quả tươi..

- Các sản phẩm phái sinh: bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt...

- Các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp: bánh kẹo, sản phẩm từ sữa, xúc xích, nước ngọt, rượu, bia, thuốc lá, bông xơ, da động vật thô...

- Các sản phẩm phái sinh như bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt…

 Quan điểm của Việt Nam

Theo sự phân chia có tính chất tương đối của Việt Nam, nông nghiệp thường được hiểu theo nghĩa rộng là bao gồm nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), thủy sản, lâm nghiệp và diêm nghiệp. Các ngành công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản lại được gộp vào lĩnh vực công nghiệp.

Tổng hợp từ các quan điểm trên cho thấy: “Nông sản là sản phẩm của hoạt động sản xuất nông nghiệp, bao gồm thành phẩm hoặc bán thành phẩm thu được từ cây trồng, vật nuôi hoặc sự phát triển của cây trồng, vật nuôi (không bao gồm sản phẩm của ngành lâm nghiệp và ngư nghiệp)”. Đây là khái niệm rộng và tương đối phức tạp, vì thế để phù hợp với nội dung nghiên cứu, luận văn sẽ đi sâu nghiên cứu với một số mặt hàng nông sản cụ thể thuộc nhóm cây trồng (sản phẩm làm ra từ tư liệu sản xuất đất đai).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu nông sản của việt nam sang liên bang nga trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do giữa việt nam và liên minh kinh tế á âu (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)