Cơ hội tiếp cận khoa học kỹ thuật hiện đại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu nông sản của việt nam sang liên bang nga trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do giữa việt nam và liên minh kinh tế á âu (Trang 75 - 76)

2.2 Cơ hội đối với xuất khẩu nông sản củaViệt Nam sang Liên Bang Nga

2.2.3 Cơ hội tiếp cận khoa học kỹ thuật hiện đại

Phát triền nông nghiệp hiện nay không còn là quy trình sản xuất đơn giản, dụng cụ máy móc thô sơ như trước kia mà nông nghiệp hiện đại ngày nay muốn phát triển nhanh và mạnh thì phải gắn bó chặt chẽ với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại.

Các nước thành viên EAEU là các quốc gia có trình độ công nông nghiệp phát triển. Việc FTA giữa Việt Nam và EAEU được kí kết sẽ mang lại sự gắn bó chặt chẽ giữa các quốc gia đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận và học hỏi khoa học công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp cũng như cách thức quản lý, điều hành sản xuất của các nước bạn, qua đó có thể ứng dụng nhứng kiến thức này vào sản xuất tại Việt Nam. Đặc biệt, Liên Bang Nga là quốc gia có nền nông nghiệp rất phát triển với nhiều ứng dụng khoa học công nghê trong sản xuất. Với mối quan hệ gắn bó lâu dài giữa hai quốc gia, chúng ta hoàn toàn có thể tổ chức các buổi hội thảo cũng như các chuyên tham quan học hỏi các công nghệ kỹ thuật sản xuất mới và áp dụng có sáng tạo cho các mặt hàng nông sản của Việt Nam. Với việc Việt Nam cắt bỏ hoàn toàn thuế nhập cho các mặt hàng nông nghiệp như phân bón, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải và phụ tùng…, để tận dung được các cam kết này và xuất khẩu được những mặt hàng này thuận lợi, Liên Bang Nga chắc chắn sẽ tạo điều kiện để chuyển giao công nghệ, kỹ thuật sản xuất cũng như chia sẽ kiến thức, kinh nghiệm sản xuất hiệu quả cho Việt Nam.

Khi năng lực sản xuât của chúng ta còn nhiều hạn chế, dẫn đến các sản phẩm nông sản của chúng ta có sức cạnh tranh kém trên thị trường. Do đó, muốn nông sản có chỗ đứng trên trường thế giới không có còn đường nào khác là ứng dụng khoa học công nghệ cao vào sản xuất kinh doanh. Với việc đẩy mạnh quan hệ thương mại giữa hai quốc gia, cũng như tận dụng tốt những cam kết do FTA mang lại, làn sóng đầu tư nông nghiệp từ các quốc gia EAEU vào Việt Nam sẽ ngày càng gia tăng. Nhiều quốc gia khác đã và đang đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam có hiệu quả nên Việt Nam cũng sẽ là thị trường hấp dẫn doanh nghiệp Liên Bang Nga. Họ sẽ tìm kiếm cơ hội cơ hội hợp tác thông qua hình thức chuyển giao công nghệ như Nhật đang áp dụng hoặc cung cấp về máy móc, thiết bị (thuế nhập khẩu máy móc từ

EAEU 0%), hạt giống nhằm cải thiện phương thức canh tác nông nghiệp và nâng cao chất lượng sản phẩm… Đây là cơ hội hiếm có khi Việt Nam đang được tiếp cận với nền nông nghiệp công nghệ cao của các nước trong Liên minh, đặc biệt là EAEU, đó là nên nông nghiệp ứng dụng tất cả các kỹ thuật nông nghiệp tối tân ứng dụng công nghệ, đó có thể là công nghệ môi trường, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng…

Với cơ hội lớn được tiếp cận với các công nghệ tiên tiến của các quốc gia khác sau FTA, tiềm năng nông nghiệp công nghệ cao ngày càng được tạo điều kiện để phát triển. Tháng 2 năm 2017, Thủ tướng đã phê duyệt gói tín dụng khoảng 100.000 tỉ đồng cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Định hướng đến năm 2020, Việt Nam sẽ xây dựng 10 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao ngoài phục vụ nhu cầu trong nước để đẩy mạnh xuất khẩu đem lại ngoại tệ cho quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu nông sản của việt nam sang liên bang nga trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do giữa việt nam và liên minh kinh tế á âu (Trang 75 - 76)