Bài học thành công của xuất khẩu nông sản Trung Quốc và Thổ Nhĩ kỳ vào Liên Bang Nga cũng để lại những bài học cho Việt Nam:
- Cần phải có chiến lược dài hạn cho xuất khẩu nông sản sang Liên Bang Nga, với sự phối hợp chặt chẽ từ Nhà nước với các doanh nghiệp xuất khẩu. Chính phủ giành sự đầu tư, hỗ trợ về vốn, về cơ vật chất cũng như hành lang pháp lý để các Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản có thế phát huy thế mạnh của mình ở thị trường Liên Bang Nga.
- Thực hiện tốt chiến lược phát triển chuyên môn hóa vùng sản xuất và vùng chế biến để tập trung vào những mặt hàng xuất khẩu chủ lực cho thị trường Liên Bang Nga. Một mặt đảm bảo được năng suất tốt, mặt khác kiểm soát được chất lượng.
- Đa dạng hóa sản phẩm nông sản xuất khẩu theo cả chiều rộng và chiều sâu, chú trọng đa dạng hóa chiều sâu để nâng cao giá trị xuất khẩu. Hàng nông sản nên được cơ cấu theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng nguyên liệu thô sơ chế, tăng tỷ trọng chế biến để tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu cho hàng nông sản.
- Chú trọng đến việc xây dựng kênh phân phối, chiến lược quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông sản tại thị trường nước ngoài; phải chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu.
- Phát huy thế mạnh đoàn kết dân tộc từ cộng đồng kiều bào ở Liên Bang Nga, đây là một kênh phân phối hàng hóa nông sản tốt tại Liên Bang Nga. Hơn thế nữa, với nhiều năm kinh nghiệm sinh sống và làm việc tại đây, kiều bào có thế hỗ trợ giúp đỡ các doanh nghiệp xuất khẩu thông qua việc cung cấp thông tin, cơ hội xuất khẩu tiềm năng.
- Tận dụng tốt những lợi thế sẵn có của đất nước trong việc phát triển nông nghiệp, đặc biệt chú trọng đến những mặt hàng chủ lực chúng ta đang có thế mạnh lớn nhất tại thị trường Liên Bang Nga, tạo thương hiệu riêng cho những mặt hàng đó để tăng giá trị xuất khẩu.
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG LIÊN BANG NGA NGA
TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU