Những khó khăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu nông sản của việt nam sang liên bang nga trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do giữa việt nam và liên minh kinh tế á âu (Trang 92 - 94)

Việc tham FTA cũng mang lại những thách thức nhất định cho Việt Nam khi chúng ta cũng đã đồng ý thực hiện các cam kết thuế quan cho khoảng 90% các sản phẩm từ EAEU, đa phần trong đó là các sản phẩm mà Liên Minh này có nhiều lợi thế như chăn nuôi, máy móc, thiết bị phương tiện. Trên lý thuyết, việc mở cửa thị trường sẽ tạo ra áp lực lớn cho ngành sản xuất trong nước nhưng tuy nhiên áp lực không phải là quá lớn bởi rất nhiều các sản phẩm cam kết mở cửa chúng ra cũng phải nhập khẩu chứ không tự sản xuất được. Hơn nữa, một số mặt hàng mở cửa nhưng Liên minh cũng chưa thể tiến hành xuất khẩu ngay được vì vẫn chưa đáp ứng được đủ nhu cầu tiêu dùng trong các nước đó.

Thị trường EAEU tuy không phải thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản hay Châu Âu, nhưng bản thân thị trường này có rất nhiều đặc điểm riêng so với các thị trường khác mà những đặc điểm riêng này có thể là “rào cản” cho thương mại hàng hóa Việt Nam – Liên Bang Nga như:

- Các Luật và Quy định về Xuất nhập khẩu thực phẩm bị chi phối bởi quá nhiều cơ quan, khuân khổ pháp lý đã được cải thiện nhưng còn quan lieu và thiếu tính thực tế

- Yêu cầu về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại và Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật không ổn định, thiếu minh bạch, do đó rất khó dự kiến trước. Thường xuyên thay đổi nên sẽ gây nhiêu khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc cập nhật và đảm bảo chất lương.

- Quy trình, thủ tục nhập khẩu tương đối phức tạp và không rõ ràng, không nhất quán ngay trong bản thân nội khối 5 nước EAEU.

- Các quy định về xuất xứ, quy định về đóng gói container rất phức tạp và nhiều thủ tục.

Ngoài những thách thức xuất phát từ quy định của Liên Bang Nga, doanh nghiệp Việt Nam cũng phải đối mặt với rất nhiều thách thức từ nội tại doanh nghiệp:

- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chưa cao, khu vực tư nhân đã phát triển, song quy mô vẫn còn nhỏ và gặp nhiều hạn chế về năng lực tài chính, công nghệ. Viêc tiếp cận với tín dụng ngân hàng với các doanh nghiệp sẽ trải qua nhiều thủ tục phức tạp cũng như phải có tài sản đảm bảo mới có khả năng vay vốn.Ngoài ra, hiện nay công nghệ còn chưa được ứng triệt để trong sản xuất nên năng suất còn thấp và chưa hiệu quả

- Rào cản ngôn ngữ: Các đối tác trong EAEU đa phần sử dụng ngôn ngữ tiếng Nga trong giao dịch thay vì tiếng Anh như các đối tác nhập khẩu khác. Thậm chí, hợp đồng kí kết cũng phải dịch sang tiếng Nga. Đây là một rào cản lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu bởi tiếng Nga không phổ biến trong giao dịch thương mại quốc tế và số lượng nhân sự nói tiếng Nga không nhiều.

- Thiếu nghiên cứu thị trường: Nghiên cứu thị trường là một trong những khâu quan trọng trong quá trình xuất khẩu. Tuy nhiên do hạn chế về khoảng cách địa lý nên phần lớn doanh nghiệp Việt Nam sẽ thu nhập thông tin qua Internet, tài liệu sách báo nhưng các kênh thông tin này thường không đầy đủ, thiếu cập nhật. Ngoài ra, có các nguồn thông tin từ cơ quan nhà nước như Đại sứ quán, Thương vụ Việt Nam nhưng mối liên kết của Doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước này chưa thực sự chặt chẽ gắn kết. Việc thiếu nghiên cứu thị trường cũng dẫn đến doanh nghiệp thiếu thông tin về khách hàng nên nhiều lúc sẽ dẫn đến rủi ro trong thanh toán.

- Phương thức thanh toán: Bên cạnh những thuận lợi, xuất khẩu hàng hóa sang Nga đang gặp trở ngại lớn về vấn đề thanh toán. Thanh toán giữa doanh nghiệp hai nước gặp nhiều khó khăn do hệ thống chuyển đổi giữa đồng Rúp và đồng Việt Nam chưa thuận tiện. Các ngân hàng của Liên Bang Nga không dễ cho mở LC và phí mở rất đắt. Các doanh nghiệp bên Nga thường chọn phương thức thanh toán trả chậm. Bên đối tác Liên Bang Nga sẽ đặt cọc 20 -30% và trả lại 70 -80% còn lại sau khi nhận hàng. Trên thực tế khoảng 90% lượng hàng Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nga sử dụng phương thức thanh toán TT (điện chuyển tiền) chứ không phải

L/C (tín dụng thư) như thường thấy trong giao dịch thương mại quốc tế. Các thanh toán được thực hiện thông qua các ngân hàng nước ngoài như Mỹ, Châu Âu chứ không thông qua ngân hàng Liên Bang Nga nên chứa đựng nhiều rủi ro cho bên bán hàng. Nếu xảy ra khủng hoảng, hoặc đồng Rup mất giá so với USD, khách hàng mất khả năng thanh toán khi đến hạn thì trả lại hàng hoặc yêu cầu giảm giá, thiệt hại luôn thuộc về bên xuất khẩu.

FTA mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội lớn trong xuất khẩu hàng hóa nông san sang Liên Bang Nga nhưng những thách thức này cũng sẽ là một rào cản đối với chúng ta. Nếu không vượt qua được những rào cản này, các lợi ích của việc loại bỏ thuế quan, mở cửa thị trường mà Hiệp định mang lại sẽ bị vô hiệu hóa. Các doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý xử lý các rào cản để tiếp cận thị trường EAEU, tận dụng lợi ích thuế quan to lớn từ Hiệp định này mang lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu nông sản của việt nam sang liên bang nga trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do giữa việt nam và liên minh kinh tế á âu (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)