Các qui định về nhập khẩu nông sản của Liên Bang Nga

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu nông sản của việt nam sang liên bang nga trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do giữa việt nam và liên minh kinh tế á âu (Trang 40 - 46)

1.4. Tổng quan về thị trường hàng nông sản của Liên Bang Nga

1.4.3 Các qui định về nhập khẩu nông sản của Liên Bang Nga

Mặc dù Liên Bang Nga đã gia nhập WTO vào tháng 8/2012, việc kiểm soát nhập khẩu thực phẩm của Liên bang Nga vẫn còn nhiều phức tạp và quan liêu. Trong khi các khuôn khổ pháp lý đã được cải thiện nhưng trong thực tế Liên Bang Nga vẫn chưa thực hiện các bước cần thiết để cải thiện môi trường kinh doanh một cách thực sự.

Quy định và tiêu chuẩn các loại thực phẩm và đồ uống nhập khẩu vào thị trường Liên Bang Nga bị chi phối bởi Luật Liên minh Hải quan, Luật pháp Liên bang Nga, các văn bản của chính phủ Liên Bang Nga, các văn bản quy định của quyền hành pháp của các cơ quan Liên Bang Nga.

1.4.3.1 Quy định về thuế quan nhập khẩu nông sản

Sau 18 năm đàm phán, Liên Bang Nga đã chính thức trở thành thành viên thứ 154 của WTO. Là thành viên của WTO, Liên Bang Nga phải tiến hành các các cam kết thuế quan và gỡ bỏ một số hàng rào phi thuế quan.

Hệ thống ưu đãi thuế quan của Liên Bang Nga dành cho các quốc gia được chia như sau:

Nhóm quốc gia Thuế nhập khẩu

Có chế độ tối huệ quốc Thuế nhập khẩu cơ sơ

Không có chế độ tối huệ quốc Thuế nhập khẩu gấp đôi thuế suất cơ sở

Đang phát triển Thuế nhập khẩu bằng 75% mức thuế suất cơ sở

Kém phát triển Miễn thuế nhập khẩu

SNG Miễn thuế nhập khẩu

Khi gia nhập WTO, Liên Bang Nga cam kết về mức thuế nhập có so sánh với mức thuế hiện hành như sau:

Bảng 1.4: Cam kết thuế quan của Liên Bang Nga khi gia nhập WTO (Đơn vị:%)

Thuế quan thống nhất: Mức trung bình

WTO: Mức trung bình

Mức ban đầu * Mức cuối cùng **

Tất cả các mặt hàng 10,293 11,850 7,147

Hàng nông sản 15,634 15,178 11,275

Hàng công nghiệp 9,387 11,256 6,410

* Mức thuế quan được phép cao nhất sẽ được áp dụng kể từ ngày Nga gia nhập WTO ** Mức thuế quan được phép thấp nhất sẽ được áp dụng khi hết giai đoạn quá độ.

Nguồn: Vụ thị trường Châu Âu, Bộ Công Thương, “Những cam kết của Liên Bang Nga khi gia nhập WTO”

Liên Bang Nga áp dụng hệ thống ưu đãi thuế quan của Liên minh Hải quan dành cho các nước kém phát triển và đang phát triển. Cụ thể có 152 quốc gia được hưởng chính sách này khi xuất khẩu hàng hóa vào Liên Bang Nga với thuế suất 0% đối với nhóm các mặt hàng ưu đãi.

Các cam kết giảm giảm thuế nhập khẩu của Liên Bang Nga đối với một số mặt hàng nông sản sau khi gia nhập WTO:

- Đối với nhóm hàng nông sản, thuế nhập khẩu giảm từ 15,6% xuống còn 11,3%. Tuy nhiên, phụ thuộc vào từng mặt hàng, tỷ lệ giảm thuế khác nhau.

- Đối với sản phẩm chế biến từ cá, thuế suất giảm không đáng kể, từ 15% xuống 12,5%-12% trong vòng 1-3 năm. Đối với cá nguyên liệu, thuế suất của nhiều mặt hàng nhóm này giảm từ 10% hiện nay xuống 6-8%, trong một số trường hợp giảm xuống mức 3-5%. (Vụ Thị trường Châu Âu, 2012)

- Đối với sữa, kem, sữa cô đặc, bơ giảm từ 25% xuống 20%.

- Đối với chè, cà phê, thuế quan sẽ giảm không đáng kể so với biểu thuế hiện hành. Ví dụ: thuế nhập khẩu chè ở Liên Bang Nga hiện nay là 20% nhưng không

dưới 0,8 EUR/kg; sau khi gia nhập WTO, mức thuế nhập mặt hàng này là 20%, nhưng không dưới 0,5 EUR/kg và sẽ giảm dần theo lộ trình. Cụ thể, 2013: 18%, nhưng không dưới 0,45 EUR /kg; 2014: 16%, nhưng không dưới 0,39 EUR/kg; 2015: 14%, nhưng không dưới 0,34 EUR/kg; từ năm 2015: 12%, nhưng không dưới 0,34 EUR /kg. Thuế nhập khẩu cà phê hạt chưa rang hiện nay là 0 (không), nhưng sau khi vào WTO, Liên Bang Nga sẽ tăng thuế nhập mặt hàng này. Năm 2013, thuế nhập cà phê hạt chưa rang sẽ là 3%. Đối với cà phê hạt đã rang, hiện nay thuế nhập là 10%, nhưng không dưới 0,2 EUR/kg và giảm dần theo lộ trình. Cụ thể, 2013: 9,3%, nhưng không dưới 0,19 EUR/kg, tương tự; 2014: 8,7%, nhưng không dưới 0,17%; từ 2015: 8%, nhưng không dưới 0,16 EUR/kg (Vụ Thị trường Châu Âu, 2012).

- Nga sẽ giảm thuế đối với một số thức ăn chăn nuôi và thức ăn gia súc (bao gồm đậu tương, khô dầu) không sản xuất được trong nước; rau, quả và hạt (quả hồ trăn, lạc, chanh, nho, chuối,vv...), đặc biệt là rau, quả vụ đông sẽ được giám thuế suất.

FTA giữa Việt Nam và EAEU đã có hiệu lực nên Việt Nam sẽ được hưởng những ưu đãi về thuế suất mà EAEU đã cam kết thực hiện. Thuế suất của rất nhiều mặt hàng nông sản đã được cắt giảm thậm chí một số mặt hàng thuế quan đã được loại bỏ hoàn toàn ngày khi có hiệu lực. Vì thế cơ hội cho nông sản Việt Nam là rất lớn.

1.4.3.2 Quy định về hàng rào phi thuế quan với mặt hàng nông sản

- Hạn ngạch thuế quan đối với mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam

Sau khi FTA giữa Việt Nam và EAEU có hiệu lực, mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam vào Liên Bang Nga sẽ phải chịu hạn ngạch thuế quan. Cụ thể, Liên Bang Nga sẽ cho phép hạn ngạch xuất khẩu là 10000 tấn/năm với thuế suất 0% và ngoài hạn ngạch sẽ áp dụng mức thuế suất tối huệ quốc là 15%, nhưng không dưới 0,045 EUR/ 1 kg.

- Tiêu chuẩn kỹ thuật đối với mặt hàng nông sản

Đối với các sản phẩm có nguồn gốc thực vật như rau, củ, hoa quả, trái cây, các loại hạt, trà và cà phê… Liên Bang Nga đã đề ra những tiêu chuẩn kỹ thuật rất khắt khe đối với từng mặt hàng nông sản cụ thẻ để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Các mặt hàng nông sản chỉ được phép xuất khẩu vào Liên Bang Nga nếu đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Dư lượng các chất độc hại tối đa cho phép có trong từng mặt hàng nông sản Quy định cụ thể về Dư lượng các chất độc hại tối đa cho phép được để cập đầy đủ trong Tiêu chuẩn kỹ thuật của Liên minh Hải quan (CU) về An toàn thực phẩm TPTC 021/2011.

Bảng 1.5: Dư lượng tối đa các hóa chất có trong các sản phẩm thực vật nhập khẩu vào Liên Bang Nga

Tên các loại hóa chất Mức cho phép (mg/kg), không lớn hơn Ghi chú Các yếu tố độc hại Chì

0,5 Các loại rau, khoai tây, dưa hấu, quả hạch, nấm và các sản phẩm từ chúng

0,4 Trái cây, hoa quả và các sản phẩm từ chúng như nước ép hoa quả 1,0

Rau quả, trái cây, hoa quả, nấm được đóng trong hộp thiếc, trừ các sản phẩm nước ép từ trái cây hoặc rau củ; cà phê (hạt, hòa tan)

0,3 Hoa quả lạnh và hương liệu 5,0 Các loại gia vị và thảo dược 10,0 Chè (chè đen, chè xanh) Asen

0,2 Các loại rau, khoai tây, dưa hấu, quả hạch, nấm, và các sản phẩm từ chúng, nước ép trái cây hoặc rau

0,3 Các loại hạt, quả hạch

0,1 Hoa quả ướp và hương liệu gia vị 0,5 Nấm và các sản phẩm chế biến từ nấm 1,0 Mứt trái cây, chè, cà phê (dạng hạt, hòa tan) 3,0 Các loại gia vị và thảo dược

từ chúng, nước ép trái cây hoặc rau

0,1 Nấm , các loại hạt, quả hạch và sản phẩm chế biến từ chúng 0,05

Rau quả, trái cây, hoa quả, nấm được đóng trong hộp thiếc, trừ các sản phẩm nước ép từ trái cây hoặc rau củ; cà phê (hạt, hòa tan), mứt trái cây, chè

0,2 Các loại gia vị và thảo dược

1,0 chè

Thủy ngấn

0,2

Các loại rau, khoai tây, dưa hấu, trái cây, hoa quả, và các sản phẩm chế biến từ chúng; nước ép từ trái cây và nước ép rau, cà phê

0,05 Nấm , các loại hạt, quả hạch và sản phẩm chế biến từ chúng

0,1 chè

Thiếc

200 Rau củ, trái cây, hoa quả, được đóng trong hộp thiếc, bao gồm các sản phẩm nước ép từ trái cây hoặc rau củ

Crom

0,5 Rau củ, trái cây, hoa quả, được đóng trong hộp có thành phần là crom, bao gồm cả các sản phẩm nước ép từ trái cây hoặc rau củ Nitrates 250 Khoai tây và các sản phâm chế biến từ khoai tây

900 Bắp cải thu hoạch sớm (trước ngày 01 tháng 9) và các sản phẩm chế biến từ loại bắp cải đó

500 Bắp cải thu hoạch sau và các sản phẩm chế biến từ bắp cải đó 400 Cà rốt thu hoạch sớm (trước ngày 01 tháng 9) và các sản phẩm

chế biến từ cà rốt đó

250 Cà rốt thu hoạch sau và các sản phẩm chế biến từ cà rốt đó 150 Cà chua và các sản phẩm chế biến từ cà chua

150 Dưa chuột và các sản phẩm chế biến từ dưa chuột 1400 Củ cải đường và các sản phẩm chế biến từ củ cải đường

80 Hành tây và các sản phẩm chế biến từ hành tây 2000

Các loại rau lá (như rau diếp, rau bina, cây me, ra xà lách, rau mùi tây,, cần tây, rau mùi, thì la…) và các sản phẩm chế biến từ chúng

200 ớt ngọt và các sản phẩm chế biến từ ớt ngọt 400 Bí và các sản phẩm chế biến từ bí

60 Dưa hấu và các sản phẩm chế biến từ dưa hấu 90 Dưa gang và các sản phẩm chế biến từ dưa gang 4500 Xà lách trồng trong nhà kính từ 01/10 đến 31/03 4000 Xà lách trồng ở đất bên ngoài từ 01/10 dến 31/03 3500 Xà lách trồng trong nhà kính từ 01/4 đến 30/9 2500 Xà lách trồng ở đất bên ngoai trời từ 01/4 đến 30/9 Thuốc trừ sâu

Hch (α, β,

đồng phân) 0,1

Khoai tây, đậu xanh, củ cải đường và các sản phẩm chế biến từ chúng

0,5 Các loại rau, dưa hấu, nấm, các loại hạt, quả hạch và các sản phẩm chế biến từ chúng, sản phẩm nước ép rau và các loại dưa 0,05 Trái cây, hoa quả, nho và các sản phẩm chế biến từ chúng, nước

ép trái cây Hợp chất ddt (C14H9Cl5) và các chất chuyển hóa từ nó

0,1 Các loại rau, khoai tây, dưa hấu, trái cây,, hoa quả, nấm và các các sản phẩm chế biến từ chúng; nước ép từ trái cây hoặc rau 0,15

Các loại hạt, quả hạch

Độc tố Patulin

0,05 Táo, cà chua, cây hắc mai biển, cây kim ngân hoa, và các sản phẩm chế biến từ chúng

Aflatoxin B1 0,005 Các loại hạt, quả hạc, chề và cà phê Hydroxymethy

l furfural 20

Hoa quả ướp lạnh và hương liệu gia vị

Nguồn: Phụ lục 3 tiêu chuẩn kỹ thuật của liên minh hải quan về an toàn thực phẩm TPTC 021/2011

Quy định về phụ gia thực phẩm Kiểm soát và quy định về phụ gia thực phẩm được đưa vào SanPin 2.3.2.1078-01 (Phần 9) và SanPin-2.3.2.1293-03 về “Những quy định về vệ sinh đối với Phụ gia thực phẩm”. Những quy định này xác lập những yêu cầu về an toàn đối với phụ gia thực phẩm để đảm bảo những thực phẩm này là an toàn đối với người tiêu dùng. Danh sách những phụ gia được phép bao gồm hàng trăm mẫu và được đưa vào Phụ lục 1, 3, 4, 5 và 6 của SanPin 2.3.2.1293-03.

+ Quy định về thuốc trừ sâu và các chất gây ô nhiễm khác

Hạn mức về thuốc trừ sâu, thuốc thú y và các loại chất gây ô nhiễm khác trong thực phẩm của Nga dựa trên yêu cầu quy định trong Văn bản Kỹ thuật CU về an toàn thực phẩm và nông sản vật có hiệu lực từ ngày 1 tháng 3 năm 2013. Mục 15 của Chương II về Quy định số 299 của Ủy ban CU, “Yêu cầu đối với thuốc trừ sâu và hóa chất nông nghiệp” đưa ra hạn mức tối đa (MRL) cho đất, nước, không khí, cơ thể người, và sản vật nông nghiệp. Mức độ của MRL về thuốc trừ sâu trong môi trường và nông nghiệp và thực phẩm được liệt kê trong Quyết định số 341 của CU ngày 18 tháng 8 năm 2010. Vào ngày 21/10/2013, Bác sỹ trưởng về Vệ sinh của Nga thông qua MRL mới đối với thuốc trừ sâu trong môi trường và trong sản vật nông nghiệp và thực phẩm có hiệu lực từ ngày 20 tháng 12 năm 2013 (Cục Xúc tiến Thương Mại 2014, tr.26)

Liên bang kiểm dịch giám sát thú y và thực vật Liên Bang Nga (cũng được biết đến với tên viết tắt là Rosselkhoznadzor) yêu cầu các nhà xuất khẩu cung cấp thông tin về thuốc trừ sâu được sử dụng trong quá trình trồng trọt và bảo quản sản vật nông nghiệp, ngày cuối cùng xử lý, và dư lượng thuốc trừ sâu trong những sản phẩm này. Thông tin này có thể dưới hình thức 1 lá thư từ nhà sản xuất, hoặc từ hiệp hội các nhà sản xuất….

Ngoài các quy định về chất lượng, nông sản xuất khẩu phải đáp ứng được các yêu cầu về quy định nhãn mác – Tiêu chuẩn đặc biệt GOSTs hay những quy định về đóng gói bao hay và công-ten-nơ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu nông sản của việt nam sang liên bang nga trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do giữa việt nam và liên minh kinh tế á âu (Trang 40 - 46)