Các khái niệm cơ bản của đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lý theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện bảo yên, tỉnh lào cai​ (Trang 26 - 31)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1. Khái niệm quản lý và quản lý giáo dục

1.2.1.1. Khái niệm quản lý

Theo từ điển giáo dục học, quản lý là hoạt động tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức.

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích, có

kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể của những người lao động (nói chung là khách thể quản lý) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến” [24].

Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, “Quản lý không chỉ là một khoa học mà còn là nghệ thuật” và “Hoạt động quản lý vừa có tính chất khách quan, vừa có tính

chất chủ quan, vừa có tính chất pháp luật nhà nước, vừa có tính chất xã hội rộng rãi,… chúng là những mặt đối lập trong một thể thống nhất” [20].

Như vậy, theo chúng tôi, Quản lý là những tác động có tổ chức, có định

hướng của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đảm bảo sự vận động, phát triển của hệ thống phù hợp với qui luật khách quan, trong đó sử dụng và khai thác có hiệu quả nhất các tiềm năng, cơ hội để đạt được mục tiêu đã xác định theo ý chí của chủ thể quản lý.

1.2.1.2. Khái niệm quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục được hiểu là sự tác động của chủ thể quản lý đến khách thể, đối tượng quản lý trong hoạt động gáo dục. Quản lý giáo dục là một dạng quản lý xã hội trong đó diễn ra q trình tiến hành những hoạt động khai thác, lựa chọn, tổ chức và thực hiện các nguồn lực; các tác động của chủ thể quản lý theo kế hoạch chủ động và phù hợp với quy luật khách quan để gây ảnh hưởng đến đối tượng quản lý được thực hiện trong lĩnh vực giáo dục, nhằm tạo ra sự thay đổi hay tạo ra hiệu quả cần thiết vì sự tồn tại (duy trì), sự ổn định và phát triển của giáo dục trong việc đáp ứng các yêu cầu mà xã hội đặt ra đối với giáo dục.

Do tính đặc thù của giáo dục mà những đặc điểm của quản lý có nội dung và hình thái thể hiện khác biệt với các dạng quản lý xã hội khác: tính chất quản lý Nhà nước được thể hiện rõ nét trong quản lý giáo dục ngay với quản lý tác nghiệp tại trường học và các cơ sở giáo dục; đối tượng chủ yếu của quản lý là con người, nhưng quản lý con người trong quản lý giáo dục cịn có ý nghĩa sự huấn luyện, giáo dục con người, tạo cho họ có khả năng thích ứng được các vai trị xã hội mà họ đã và sẽ đảm nhận. Khi xem xét quản lý giáo dục với tư cách là hệ thống, có thể nhận thấy: Khách thể của QLGD tổng thể là hệ thống giáo dục quốc gia; đối tượng của QLGD tổng thể là tất cả những thành tố của hệ

thống giáo dục như nhân sự, chương trình giáo dục, hoạt động giáo dục, người học, nguồn lực giáo dục, môi trường giáo dục, các quan hệ giáo dục...; mục tiêu của QLGD là phát triển các thành tố của hệ thống giáo dục trên các mặt quy mô, cơ cấu và chất lượng của chúng. Chủ thể của QLGD là Nhà nước từ Trung ương đến địa phương và cơ quan quản lý, là những người chịu trách nhiệm trước Nhà nước như các nhà giáo, các cán bộ giáo dục, người học [18].

1.2.2. Bồi dưỡng chuyên môn và bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Vật lý Vật lý

1.2.2.1. Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên * Bồi dưỡng

Tổ chức UNESCO [35] đã nêu ra quan niệm về BD rất cụ thể. Đó là quá trình cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng, thái độ để nâng cao NL, trình độ, phẩm chất của người lao động về một lĩnh vực hoạt động mà người lao động đã có một trình độ NL chun mơn nhất định qua một hình thức đào tạo nào đó.

Theo Nguyễn Minh Đường [14], BD có thể coi là q trình cập nhật hóa kiến thức do còn thiếu hoặc đã lạc hậu, bổ túc nghề nghiệp, đào tạo thêm hoặc củng cố kĩ năng nghề nghiệp theo các chuyên đề. Các hoạt động này nhằm tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội để củng cố và mở mang một cách có hệ thống những tri thức, kĩ năng chun mơn nghiệp vụ sẵn có để lao động nghề nghiệp một cách có hiệu quả hơn và thường được xác nhận bằng một chứng chỉ.

Tác giả sử dụng khái niệm Bồi dưỡng chính là q trình bổ sung, nâng

cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động đã qua đào tạo để đáp ứng được nhiệm vụ được giao trước yêu cầu mới. Chủ thể BD là những người

đã được đào tạo và có một trình độ chun mơn nhất định. BD thực chất là quá trình cập nhật kiến thức, kỹ năng mới nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực hoạt động để họ có thể thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn

nhiệm vụ được giao dưới tác động của khoa học - công nghệ và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

* Bồi dưỡng giáo viên

Hiểu theo cách tiếp cận hệ thống [10], tác giả cho rằng quá trình BDGV gồm 6 thành tố cơ bản: Mục tiêu, nội dung, phương pháp, h nh thức, nguồn lực thực hiện và đánh giá kết quả BD tương tác với nhau tạo thành một chỉnh thể, vận hành trong môi trường GD của nhà trường và môi trường kinh tế - xã hội của cộng đồng. Phương thức phải phù hợp và có ảnh hưởng tích cực đến việc thực hiện mục tiêu và nội dung BD.

Theo quan niệm của chúng tôi, BDGV nằm trong phạm trù của GD liên tục mà đối tượng là người lớn có tính đặc thù nghề nghiệp, bởi sản phẩm lao động của họ hết sức đặc biệt tạo nên “con người cá nhân” và “con người xã hội”. Vì vậy, khác với các nghề nghiệp khác, BDGV không chỉ bổ sung cập nhập kiến thức, kỹ năng mới nhằm nâng cao trình độ chính trị, chun mơn, nghiệp vụ cho họ mà cịn phải BD cho họ có một tầm hiểu biết tồn diện và các NL thích ứng với đối tượng nghề nghiệp thường xuyên biến động.

Như vậy có thể hiểu bồi dưỡng giáo viên là quá trình bổ sung, nâng cao

năng lực chun mơn, nghiệp vụ cho giáo viên một cách thường xuyên để giúp họ cập nhật, trang bị thêm, trang bị mới những kiến thức, kỹ năng, thái độ làm tăng thêm năng lực, phẩm chất cho giáo viên nhằm đáp ứng nhiệm vụ dạy học trước yêu cầu mới.

1.2.2.2. Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên * Năng lực

NL con người là sản phẩm của sự phát triển xã hội. Sự hình thành NL địi hỏi cá thể phải nắm được các hình thức hoạt động mà lồi người đã tạo ra trong q trình lịch sử xã hội. Vì vậy, NL con người khơng những do hoạt động của bộ não quyết định mà trước hết do trình độ phát triển lịch sử mà lồi người đạt được. NL là “Tổng hợp các thuộc tính độc đáo của nhân cách phù hợp với

yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho các hoạt động đó đạt kết quả” [5].

Phạm Thị Minh Hạnh [16] coi năng lực là: Tập hợp các tính chất hay phẩm chất tâm lý cá nhân, đóng vai trị là điều kiện bên trong, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tốt một dạng hoạt động nhất định. Người có năng lực là người đạt hiệu suất và chất lượng hoạt động cao trong các hoàn cảnh khách quan và chủ quan như nhau.

Theo Weinert [34], NL được hiểu như một hệ thống khả năng, sự thành thạo hay kỹ năng chuyên biệt cần thiết hay đủ để đạt tới một mục đích nhất định. Weinert chỉ rõ năng lực là những khả năng và kĩ xảo học được hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ, xã hội và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt.

Có thể thấy rằng, các khái niệm trên đều coi NL là khả năng hoàn thành nhiệm vụ đặt ra, gắn với một loại hoạt động cụ thể nào đó. NL là một yếu tố của nhân cách nên mang dấu ấn cá nhân, thể hiện tính chủ quan trong hành động và được tạo nên theo quy luật hình thành và phát triển nhân cách, trong đó việc giáo dục, hoạt động và giao lưu có vai trị quyết định. Do vậy, NL ở mỗi con người có được nhờ vào sự bền bỉ, kiên trì học tập, rèn luyện và tích luỹ kinh nghiệm của bản thân trong hoạt động thực tiễn.

Tóm lại, Năng lực là khả năng thực hiện các hoạt động dựa trên sự huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng, các giá trị bản thân để giải quyết hiệu quả vấn đề hay có cách làm hành xử phù hợp trong bối cảnh thực và năng lực được đánh giá thông qua kết quả hoạt động.

* Năng lực dạy học

Năng lực dạy học là khả năng thực hiện hoạt động dạy học dựa trên sự huy động tổng hợp kiến thức kĩ năng, các giá trị bản thân vận dụng vào điều

kiện dạy học khác nhau để giải quyết hiệu quả các vấn đề trong quá trình dạy học hay có cách hành xử phù hợp trong bối cảnh thực và được đánh giá thông qua kết quả dạy học.

Hoạt động DH là một nội dung hay một khâu của hoạt động sư phạm nói chung. Vì vậy, để hiểu về NLDH, cần xuất phát từ khái niệm NL như đã phân tích ở trên và các cơng việc của hoạt động DH.

* Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên

Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên là quá trình bổ sung, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và các kỹ năng tương ứng theo nội dung các năng lực dạy học cho giáo viên một cách thường xuyên để giúp họ cập nhật, trang bị thêm, trang bị mới những kiến thức, kỹ năng, thái độ làm tăng thêm năng lực, phẩm chất cho giáo viên nhằm đáp ứng nhiệm vụ dạy học trước yêu cầu mới.

1.2.3. Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Vật lý theo chương

trình giáo dục phổ thơng 2018

Từ các khái niệm quản lý, quản lý giáo dục có thể rút ra khái niệm:

Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên môn Vật lý theo chương trình giáo dục phổ thơng 2018 là những tác động của chủ thể quản lý (Hiệu trưởng nhà trường) đến quá trình bồi dưỡng giáo viên thông qua các chức năng quản lý: lập kế hoạch; tổ chức; chỉ đạo; kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giúp giáo viên nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lý theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện bảo yên, tỉnh lào cai​ (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)