Khảo sát tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đã đề xuấ t

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lý theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện bảo yên, tỉnh lào cai​ (Trang 110 - 115)

8. Cấu trúc của luận văn

3.4. Khảo sát tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đã đề xuấ t

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Tác giả tiến hành khảo nghiệm nhằm mục đích khẳng định tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho GV các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

3.4.2. Nội dung khảo nghiệm

Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp bồi dưỡng năng lực dạy học mơn vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho GV các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm

Chúng tôi sử dụng bảng hỏi, kết hợp trò chuyện với chuyên gia, GV chuyên trách, GV kiêm chức và CBQL trường THPT huyện Bảo Yên nhằm thu thập thông tin về đánh giá của họ đối với công tác bồi dưỡng năng lực bồi dưỡng năng lực dạy học mơn vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho GV các trường THPT. Cách thức tiến hành:

Bước 1: Xác định nội dung phiếu hỏi xin ý kiến của các chuyên gia về các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho GV các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

Bước 2: Xác định tiêu chuẩn và lựa chọn các chuyên gia.

Từ việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho GV các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, chúng tơi đã thăm dị ý kiến của 36 CBQL trong các nhà trường và cán bộ quản lý tại Sở Giáo dục và Đào tạo Lào Cai, GV giảng dạy môn vật lý các trường THPT huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

Bước 3: Xin ý kiến các chuyên gia và xử lí các phiếu hỏi.

Phiếu khảo sát về tính cấp thiết của các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học mơn vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho GV các trường THPT

trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã đề xuất được đánh giá ở 3 mức độ: Rất cấp thiết (3 điểm); Cấp thiết (2 điểm); Không cấp thiết (1 điểm).

Tương tự như vậy phiếu khảo sát về tính khả thi của các biện pháp đề xuất cũng được tính theo 3 mức độ: Rất khả thi (3 điểm); Khả thi (2 điểm); Không khả thi (1 điểm).

* Kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết các biện pháp

Bảng 3.1. Thống kê kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết của các giải pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho GV các trường THPT trên địa bàn huyện

Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

STT Các biện pháp

Rất cần thiết Cần thiết Không cần

thiết Tổng điểm Điểm trung bình Thứ bậc Số lượng % Số lượng % Số lượng % 1 Tổ chức xác định mục tiêu, nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học vật lý

22 61,11 10 27,78 4 11,11 90 2,50 3

2

Đổi mới công tác quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học vật lý

23 63,89 12 33,33 1 2,78 94 2,61 1

3

Đổi mới hình thức, phương pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng bồi dưỡng năng lực dạy học vật lý

22 61,11 11 30,56 3 8,33 91 2,53 2

4

Đổi mới quản lý kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học vật lý 22 61,11 9 25,00 5 13,89 89 2,47 4 5 Tổ chức sự phối hợp giữa các lực lượng quản lý, phát huy vai trò chủ thể các lực lượng quản lý trong bồi dưỡng năng lực dạy học vật lý

20 55,56 10 27,78 6 16,67 86 2,39 5

Kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết của các giải pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học mơn vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho GV các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai như sau: điểm trung bình các mức độ của 5/5 biện pháp bồi dưỡng năng lực dạy học mà tác giả đề xuất ở mức từ 2,39 đến 2,61. Từ đó có thể khẳng định rằng các biện pháp bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên mà tác giả đề xuất là cần thiết.

* Kết quả khảo nghiệm về mức độ khả thi các biện pháp

Bảng 3.2. Thống kê kết quả khảo nghiệm về mức độ khả thi của các giải pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học mơn vật lý theo chương trình GDPT 2018

cho GV các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

STT Các biện pháp

Rất khả thi Khả thi Không khả

thi Tổng điểm Điểm trung bình Thứ bậc Số lượng % Số lượng % Số lượng % 1 Tổ chức xác định mục tiêu, nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học vật lý

22 61,11 10 27,78 4 11,11 90 2,50 4

2

Đổi mới công tác quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học vật lý

23 63,89 12 33,33 1 2,78 94 2,61 2

3

Đổi mới hình thức, phương pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng bồi dưỡng năng lực dạy học vật lý

24 66,67 11 30,56 1 2,78 95 2,64 1

4

Đổi mới quản lý kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học vật lý

23 63,89 9 25,00 4 11,11 91 2,53 3

5

Tổ chức sự phối hợp giữa các lực lượng quản lý, phát huy vai trò chủ thể các lực lượng quản lý trong bồi dưỡng năng lực dạy học vật lý

21 58,33 10 27,78 5 13,89 88 2,44 5

Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các giải pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học mơn vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho GV các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai như sau: 5/5 biện pháp mà tác giả đưa ra đều đánh giá ở mức điểm từ 2,44 đến 2,64. Qua đó có thể đánh giá rằng các biện pháp bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên mà tác giả đưa ra có tính khả thi cao.

Như vậy, qua khảo nghiệm tính khả thi và sự cần thiết của các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học mơn vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho GV các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai có thể thấy rằng các biện pháp mà tác giả đề xuất là cần thiết và có tính khả thi.

Kết luận chương 3

Hệ thống các biện pháp bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho GV các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai được xác lập từ những cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động này của GV tham gia giảng dạy môn vật lý ở trường THPT tạo thành một chỉnh thể thống nhất, có mối quan hệ gắn bó biện chứng với nhau. Hiệu quả tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học mơn vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho GV các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau trong đó có việc xác lập các biện pháp cũng như cách thức tổ chức thực hiện các biện pháp này một cách chủ động, hợp lý đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của trường THPTtại địa bàn.

Luận văn đã đề xuất 5 biện pháp:

- Biện pháp 1: Tổ chức xác định mục tiêu, nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học vật lý.

- Biện pháp 2: Đổi mới công tác quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học vật lý.

- Biện pháp 3: Đổi mới hình thức, phương pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng bồi dưỡng năng lực dạy học vật lý.

- Biện pháp 4: Đổi mới quản lý kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học vật lý.

- Biện pháp 5: Tổ chức sự phối hợp giữa các lực lượng quản lý, phát huy vai trò chủ thể các lực lượng quản lý trong bồi dưỡng năng lực dạy học vật lý.

Để cơng tác quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học mơn vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho GV các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai mang lại hiệu quả cao, đòi hỏi CBQL các nhà trường phải biết vận dụng linh hoạt các biện pháp, khai thác thế mạnh của mỗi đơn vị cho phù hợp với từng thời điểm, phù hợp với thực tế mỗi nhà trường, phát huy quyền chủ động, sáng tạo của GV và sự kết hợp của các yếu tố, các tổ chức đoàn thể, các lực lượng tham gia vào công tác bồi dưỡng năng lực dạy học mơn vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho GV các trường THPT góp phần năng cao chất lượng đội ngũ, thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lý theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện bảo yên, tỉnh lào cai​ (Trang 110 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)