Các thành tố của hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lý theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện bảo yên, tỉnh lào cai​ (Trang 38 - 42)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3. Bồi dưỡng năng lực dạy học Vật lý ở các THPT theo chương trình

1.3.3. Các thành tố của hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý

trường THPT

1.3.3.1. Mục tiêu

Bồi dưỡng GV là một hoạt động thường xuyên bởi xu hướng của giáo dục thời đại ngày nay là “học tập suốt đời”. Mục đích của việc bồi dưỡng đội ngũ GV THPT nhằm nâng cao thường xuyên bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực sư phạm cho GV THPT, giúp GV thực hiện tốt nhiệm vụ người thầy, đảm bảo yêu cầu về chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục của nhà trường trong thời kì hội nhập. Bên cạnh đó, mục tiêu cịn hướng đến việc giúp GV có thói quen tự học, tự nghiên cứu để tự nâng cao trình độ, nắm chắc kiến thức, kỹ năng thực hành, sử dụng thiết bị và vận dụng các phương pháp giảng dạy mới để nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả đào tạo.

Mục tiêu chung của hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý ở các trường THPT:

- Chuẩn hóa GV dạy mơn vật lý ở trường THPT theo quy định của chức danh giáo viên;

- Nâng cao năng lực sư phạm;

- Tiếp cận với thực tiễn phát triển khoa học và công nghệ mới. - Bồi dưỡng chuẩn hóa trình độ.

- Bồi dưỡng nâng cao trình độ trên chuẩn.

- Bồi dưỡng đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng, dạy theo chương trình SGK mới.

- Bồi dưỡng trình độ chính trị, ngoại ngữ, tin học đáp ứng tiêu chuẩn ngạch GV THPT.

Mục tiêu chung của hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý ở các trường THPT theo chương trình GDPT 2018:

+ GV giúp HS hình thành và phát triển thế giới quan khoa học cho học sinh, tạo cơ hội để học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên qua hệ thống các quy luật vật lí, đồng thời giáo dục học sinh trách nhiệm công dân trong việc tôn trọng các quy luật của thiên nhiên, biết trân trọng, giữ gìn, bảo vệ và ứng xử với thiên nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững.

+ Trong hoạt động thực hành, thí nghiệm, GV giúp HS tìm hiểu khoa học, cùng với cơ hội tiếp thu kiến thức, rèn luyện kĩ năng, học sinh cũng được rèn luyện và phát triển nhiều đức tính như cẩn thận, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm,…

+ Giúp HS có năng lực tự chủ và tự học được hình thành và phát triển trong mơn Vật lí thơng qua các hoạt động thực hành, làm dự án, thiết kế và thực hiện các phép đo đại lượng vật lí; đặc biệt là trong việc thực hiện hoạt động tìm hiểu khoa học.

+ Trong mơn Vật lí, học sinh thường xun phải thực hiện các dự án học tập, các bài thực hành, thực tập theo nhóm. Khi thực hiện các nhiệm vụ học tập này, học sinh được trao đổi, trình bày, chia sẻ ý tưởng, nội dung học tập. Đó là những cơ hội tốt để học sinh có thể hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác. Do đó GV là người phải định hướng và giúp các em HS đạt được mục tiêu hoạt động thực hành.

+ GV giúp HS giải quyết vấn đề và sáng tạo là một đặc thù của hoạt động tìm hiểu khoa học. Ở mơn Vật lí, năng lực này được hình thành, phát triển trong đề xuất vấn đề, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí – những nội dung xun suốt từ cấp tiểu học đến cấp trung học

phổ thông và được hiện thực hố thơng qua các mạch thực hành, trải nghiệm với các mức độ khác nhau. Năng lực này cũng được hình thành và phát triển thơng qua việc vận dụng kiến thức, kĩ năng vật lí để giải quyết các vấn đề thực tiễn.

1.3.3.2. Nội dung

Trong điều kiện hiện nay, nội dung bồi dưỡng cho GV trung học phổ thông cần tập trung vào các lĩnh vực sau:

- Lĩnh vực kiến thức: cần chú trọng vào việc cập nhật, bổ sung, hiện đại hóa kiến thức bộ mơn cho GV để họ có thể nắm vững những kiến thức mới vừa được bổ sung vào chương trình, SGK mới, đặc biệt là những kiến thức tích hợp từ nhiều mơn học. Phải tập trung bồi dưỡng cho GV các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của HS. Đặc biệt là bồi dưỡng những phương pháp dạy học cụ thể, áp dụng vào từng bài giảng của từng mơn học để GV có thể vận dụng ngay vào quá trình dạy học của mình. Tiếp tục bồi dưỡng đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập HS. Các nội dung giáo dục mang tính xã hội như phịng chống ma túy, mơi trường, dân số, giới tính,… các kiến thức về tâm lý lứa tuổi học sinh THPT hiện nay cũng phải được đưa vào chương trình bồi dưỡng GV. Bồi dưỡng các kiến thức công cụ như tin học, ngoại ngữ để nâng cao kiến thức nền cho GV.

- Lĩnh vực kỹ năng: chú ý bồi dưỡng cho GV ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thơng vào q trình dạy học - giáo dục, kỹ năng thực hành, thí nghiệm, kỹ năng thiết kế hồ sơ bài dạy theo hướng đổi mới và phương pháp nghiên cứu khoa học. Các kỹ năng giao tiếp ứng xử sư phạm, tham vấn học đường, giáo dục kỹ năng sống cho HS cũng phải chú trọng bồi dưỡng cho GV. Tổ chức bồi dưỡng cho GV cách sử dụng các trang thiết bị dạy học hiện đại, cách thức nghiên cứu để làm đồ dùng dạy học.

Nội dung bồi dưỡng GV phải được các nhà nghiên cứu, giảng viên các trường sư phạm biên soạn thành các chủ đề, chuyên đề, tài liệu chỉ đạo chuyên

môn cụ thể, thiết thực sát với cấp học, bậc học, môn học, với đối tượng GV và từng vùng miền. Tài liệu bồi dưỡng GV phải được cung cấp đầy đủ cho GV trước khi tiến hành các hình thức bồi dưỡng.

1.3.3.3. Phương pháp

Phương pháp BD NLDH cho GV phải được lựa chọn theo quan điểm lấy GV làm trung tâm. Các PP BD phải phù hợp với PP học tập người lớn, chú ý khai thác kinh nghiệm cho GV:

Phương pháp hành chính - pháp luật: Là tổng thể các tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của chủ thể QLGD đến đối tượng bị quản lý dựa trên cơ sở quan hệ tổ chức và quyền lực của Nhà nước. Đặc trưng của phương pháp này là mệnh lệnh của chủ thể quản lý. Quan hệ ở đây là quan hệ giữa quyền lực và phục tùng; giữa cấp trên và cấp dưới; giữa cá nhân và tập thể. Có nhiều hình thức thực hiện phương pháp này: Các văn bản pháp quy hành chánh, Luật Giáo dục, Pháp lệnh Cán bộ công chức, Luật viên chức, Điều lệ nhà trường phổ thông, Quy chế tổ chức hoạt động, Quyết định, Nghị quyết, Chỉ thị...

Phương pháp giáo dục - tâm lý: Là tổng thể những tác động đến trí tuệ, tình cảm, ý thức và nhân cách con người. Mục đích của phương pháp này là thông qua những mối quan hệ liên nhân cách tác động lên con người nhằm cung cấp, trang bị thêm hiểu biết, hình thành những quan điểm đúng đắn, nâng cao khả năng cũng như trình độ thực hiện nhiệm vụ đối tượng QLGD, đồng thời chuẩn bị tư tưởng tình cảm, ý thức trách nhiệm, ý thức tự giác, tự chủ, lịng kiên trì, tinh thần tự chịu trách nhiệm, khơng khí đồn kết lành mạnh. Đặc trưng của phương pháp này là tính thuyết phục làm cho con người hiểu rõ đúng - sai, phải - trái, tốt - xấu, thiện - ác, có lợi - có hại, nên làm - khơng nên làm để từ đó nâng cao tính tự giác làm việc và sự gắn bó với tổ chức.

Phương pháp khuyến khích: Là tổng thể những tác động đến con người thơng qua lợi ích vật chất, tinh thần nhằm phát huy ở họ tiềm năng, trí tuệ, tình cảm, ý chí, tinh thần trách nhiệm và quyết tâm hành động vì lợi ích chung của

tổ chức. Phương pháp này gồm: Khuyến khích vật chất như lương, thưởng, phúc lợi, điều kiện sinh hoạt, dạy học...; khuyến khích tinh thần như xét thi đua, xét các danh hiệu, cử đi học cao hơn, đưa vào diện quy hoạch lực lượng kế cận để đề bạt cán bộ chủ chốt, CBQL, phát triển Đảng viên.

1.3.3.4. Hình thức

Bồi dưỡng bằng hình thức kèm cặp, giúp đỡ, tăng cường trao đổi, sinh hoạt chuyên môn và dự giờ thăm lớp: tổ chức bồi dưỡng bằng các phân công giáo viên dạy giỏi, giáo viên có kinh nghiệm kèm cặp, giúp đỡ những giáo viên mới ra trường, giáo viên yếu kém về chuyên môn nghiệp vụ.

Bồi dưỡng tập trung: tổ chức bồi dưỡng theo khóa hay từng đợt, từng chu kỳ tại các trường sư phạm hay các cơ sở bồi dưỡng giáo viên.

Bồi dưỡng tại chỗ: là tổ chức bồi dưỡng ngay tại trường nơi giáo viên đang công tác.

Bồi dưỡng từ xa: thơng qua giáo trình tài liệu, phương tiện thơng tin để hỗ trợ bồi dưỡng tại chỗ.

Tự bồi dưỡng: giáo viên tự học, tự bồi dưỡng nhằm thực hiện phương châm “học, học nữa, học mãi”. GV có thể Tự chọn nội dung/chủ đề; tự tìm tư liệu; tự viết thu hoạch. Việc tự bồi dưỡng NLDH sẽ giúp GV chủ động tìm kiếm nội dung cần thiết để BD cho phù hợp để nâng cao NLDH của bản thân, nâng cao chất lượng của quá trình DH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lý theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện bảo yên, tỉnh lào cai​ (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)