Phương pháp khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lý theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện bảo yên, tỉnh lào cai​ (Trang 55 - 84)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng

2.2.4. Phương pháp khảo sát

Chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu như:quan sát, đàm thoại, điều tra bằng bảng hỏi... Trong đó điều tra bằng bảng hỏi được xem là phương pháp cơ bản.

Chúng tôi thiết kế 02 mẫu phiếu điều tra đối với các khách thể: cán bộ quản lý (phụ lục 1); giảng viên (phụ lục 2); Phiếu khảo nghiệm (phụ lục 3).

2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu

Sau khi thu thập số liệu đã phát, chúng tôi tiến hành nhập dữ liệu 36 phiếu (trong đó 16 phiếu của CBQL, 20 phiếu dành cho giáo viên dạy môn vật lý ở trường THPT).

Phương pháp tính giá trị trung bình có trọng số theo cơng thức:

= Trong đó:

- j là tiêu chí cần đánh giá;

- x1, x2,..., xn các mức độ được đánh giá đối với một tiêu chí cần đánh

giá (có n mức độ được đánh giá, trong trường hợp này n = 3);

- f1, f2,...,fn là số lượng các ý kiến đánh giá về từng mức độ đạt được của mỗi tiêu chí tương ứng mỗi mức độ cần đánh giá (x1, x2,..., xn ); là giá trị trung bình.

Phiếu khảo sát được thiết kế theo 03 phương án lựa chọn và mức điểm tương ứng:

Rất quan trọng/Rất cần thiết/ rất phù hợp/ rất thường xuyên = 3 điểm Quan trọng/Cần thiết/ Phù hợp/ Đôi khi = 2 điểm

Không quan trọng/không cần thiết/ không phù hợp/không bao giờ = 1 điểm Dựa trên điểm số thu được của mỗi nội dung, tính điểm trung bình cho từng nội dung đó. Giá trị khoảng cách giữa các mức được tính theo phương án: (3-1)/3 = 0,67, ý nghĩa như sau:

j X     n i i n i i f x f i 1 1 j X

Bảng 2.2. Ý nghĩa điểm bình quân

Mức Khoảng điểm Mức đánh giá Mức ý nghĩa

1 1 < 𝑿 <1,67 Không thực hiện Mức đánh giá thấp

2 1,68 < 𝑿 <2,34 Đơi khi Mức đánh giá trung bình 3 2,35 < 𝑿 < 3,00 Thường xuyên Mức đánh giá cao

2.3. Thực trạng bồi dưỡng năng lực dạy học mơn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

2.3.1. Nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của bồi dưỡng năng lực dạy học mơn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

* Nhận thức về tầm quan trọng của bồi dưỡng năng lực dạy học mơn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên

Trong những năm qua, hầu hết cán bộ quản lý, giáo viên các trường THPT huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đều nhận thức được rằng những đổi mới trong giáo dục đào tạo sẽ là những thách thức lớn trong công tác dạy học, nhất là đối với mơn Vật Lý theo chương trình GDPT.

Để đánh giá nhận thức về tầm quan trọng của bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1 (phụ lục 1),kết quả thu được như sau:

Bảng 2.3. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của bồi dưỡng năng lực dạy học mơn Vật lý theo chương trình

GDPT 2018 cho giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

STT Nội dung Số lượng Tỷ lệ % Điểm TB

1 Rất cần thiết 25 69,44

3,64

2 Cần thiết 9 25,00

3 Ít cận thiết 2 5,56

4 Không cần thiết 0 0,00

Kết quả khảo sát đạt 3,64 điểm, cho thấy quản lý bồi dưỡng là cần thiết, cụ thể các ý kiến: ý kiến là rất cần thiết chiếm 69,44%, ý kiến là cần thiết chiếm 25,00%, ý kiến là ít cần thiết chiếm 5,56%, khơng có ý kiến là khơng cần thiết. Khi thực hiện phỏng vấn sâu GV chúng tôi được biết: “Trong các cuộc họp của

nhà trường, chúng tôi đều được tuyên truyền, phổ biến về tầm quan trọng của bồi dưỡng NLDH môn vật lý theo chương trình GDPT năm 2018, đó là nội dung coi là quan trọng của GV vật lý, hiện nay chương trình có nhiều định hướng mới, mục tiêu chương trình, phương pháp, hình thức dạy học mơn vật lý thay đổi so với chương trình cũ khơng chỉ thời lượng mà chất lượng tiết học nhằm đạt các mục tiêu giáo dục rất rõ ràng, điều đó thúc đẩy mỗi GV phải có tâm thế sẵn sàng thay đổi trong quá trình giảng dạy của bản thân mình trên lớp”. Nhìn chung, CBQL, GV thấy được sự cần thiết phải “Bồi dưỡng năng lực

dạy học cho giáo viên”.

* Thực trạng về năng lực dạy học mơn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên

Để đánh giá thực trạng năng lực dạy học mơn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên chúng tôi sử dụng câu hỏi số 2 (phụ lục 2), kết quả như sau:

Bảng 2.4. Thực trạng năng lực dạy học môn Vật lý

theo chương trình GDPT 2018 của giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

STT Tiêu chí

Thường

xun Đơi khi Khơng

thực hiện Tổng điểm Điểm trung bình Thứ bậc Số lượng % Số lượng % Số lượng %

I. Năng lực lập kế hoạch dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh

1

Lập kế hoạch dạy học theo mục tiêu chương trình GDPT 2018

19 52,78 13 36,11 4 11,11 87 2,42 1

2

Chủ động điều chỉnh kế hoạch dạy học để phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường 8 22,22 21 58,33 7 19,44 73 2,03 7 3 Giúp đỡ đồng nghiệp trong việc lập kế hoạch dạy học 7 19,44 22 61,11 7 19,44 72 2,00 8

II. Năng lực sử dụng phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực HS

4 NL ứng dụng PPDH tích cực 11 30,56 19 52,78 6 16,67 77 2,14 5 5 NL sử dụng các nguồn lực trong DH 6 16,67 21 58,33 9 25,00 69 1,92 10 6 NL quản lý lớp học 13 36,11 17 47,22 6 16,67 79 2,19 3 7 NL tự học, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chun mơn 15 41,67 16 44,44 5 13,89 82 2,28 2

III. Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh

8 Kết hợp các phương pháp kiểm tra để đánh giá kết quả học tập của học sinh 10 27,78 15 41,67 11 30,56 71 1,97 9 9 Chủ động cập nhật, đổi mới sáng tạo các hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực HS

14 38,89 11 30,56 11 30,56 75 2,08 6

10

Giúp đỡ đồng nghiệp kinh nghiệm triển khai hiệu quả việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập

14 38,89 14 38,89 8 22,22 78 2,17 4

- Thực trạng năng lực lập kế hoạch dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh (có 3 tiêu chí đánh giá): trong đó tiêu chí “ Đánh giá chung về năng lực lên kế hoạch dạy học ở mức “Lập kế hoạch dạy học” được đánh giá ở mức cao đạt 2,42 điểm, các nội dung cịn lại xếp mức trung bình gồm: Chủ động điều chỉnh kế hoạch dạy học để phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường (đạt 2,03 điểm) và “Giúp đỡ đồng nghiệp trong việc lập kế hoạch dạy học” đạt 2.00 điểm. Khi phỏng vấn CBQL trường THPT số 1 Bảo Yên chúng tôi được chia sẻ: “Nhà trường luôn luôn phải thực hiện công tác lập kế hoạch BD nói

chung và kế hoạch BD mơn vật lý nói riêng, đó là cơng tác của người quản lý khi tiếp nhận văn bản chỉ đạo hoạt động BD của Sở, Phòng GD&ĐT do vậy mà CBQL phải lập và duyệt nhu cầu BD của GV trường mình. Tuy nhiên, trong bộ môn công tác giúp đỡ lẫn nhau lập kế hoạch dạy học còn chưa thường xuyên do mỗi GV có ý tưởng bài học khác nhau, GV sử dụng phương pháp và hình scc GD mỗi tiết học khác nhau”.

- Thực trạng năng lực sử dụng phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực HS (có 4 tiêu chí đánh giá), các tiêu chí này được đánh giá ở mức trung bình, đó là: NL ứng dụng PPDH tích cực (đạt 2,14 điểm), NL sử dụng các nguồn lực trong DH (đạt 1,92 điểm); NL quản lý lớp học (đạt 2,19 điểm) và NL tự học, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chun mơn (đạt 2,28 điểm). Khi phỏng vấn cô giáo Phùng Thị Thanh H -trường THPT số 1 huyện Bảo Yên chia sẻ với chúng tơi: “GV thực sự cịn gặp khó khăn trong vấn đề ứng dụng phương

pháp dạy học tích cực do hạn chế về cơ sở vật chất, bên cạnh đó, một bộ phận giáo viên đã cao tuổi ngại đổi mới; giáo viên trẻ quản lý lớp còn yếu như nhắc nhở, giám sát các em học tập trong giờ thực hành, khả năng bao qt lớp cịn chưa có kinh nghiệm nhiều...”.

- Thực trạng về năng lực kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh (có 3 tiêu chí đánh giá), các nội dung đạt mức đánh giá là trung bình, cụ thể: “Kết hợp các phương pháp kiểm tra để đánh giá kết quả học tập của học sinh” (đạt 1,97 điểm), “Chủ động cập nhật, đổi mới sáng tạo các hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực HS” (đạt

2,08 điểm) và “Giúp đỡ đồng nghiệp kinh nghiệm triển khai hiệu quả việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập” (đạt 2,17 điểm). Qua khảo sát CBQL trường THPT số 2 huyện Bảo Yên chúng tôi được biết thêm: “Thời gian qua, chương trình

GDPT 2018 bắt đầu triển khai nói chung, đối với riêng mơn vật lý chúng tơi cịn khá lúng túng trong đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực của HS, điều này bắt nguồn từ việc GV cịn lúng túng theo chương trình mới, tình hình họp của tổ chun mơn chưa thống nhất cao, do đó mà năng lực kiểm tra, đánh giá bị ảnh hưởng”.

Như vậy có thể thấy thực trạng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên chỉ đạt mức trung bình, do vậy mà cơng tác bồi dưỡng cho giáo viên cần được tiếp tục thực hiện.

*Nhận thức về mục tiêu bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

Nhằm đánh giá nhận thức về mức độ thực hiện mục tiêu bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai chúng tôi sử dụng câu hỏi 4 (phụ lục 1), kết quả như sau:

Bảng 2.5. Đánh giá của khách thể về nhận thức các mục tiêu về năng lực dạy học mơn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 của giáo viên

ở các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

STT Mục tiêu Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Bồi dưỡng chuẩn hóa trình độ 36 100,00

2 Bồi dưỡng nâng cao trình độ trên chuẩn 33 91,67 3 Bồi dưỡng cập nhật kiến thức (bồi dưỡng

thường xuyên) 30 83,33

4 Bồi dưỡng đổi mới chương trình giáo dục phổ

thơng, dạy theo chương trình SGK mới. 28 77,78 5 Bồi dưỡng trình độ chính trị, ngoại ngữ, tin

Qua bảng 2.5 cho thấy, các mục tiêu về bồi dưỡng năng lực dạy học mơn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 của giáo viên được khách thể điều tra đánh giá mức độ nhận thức với tỷ lệ cao. Ý kiến nhận thức về mục tiêu “Bồi

dưỡng chuẩn hóa trình độ” và mục tiêu “Bồi dưỡng trình độ chính trị, ngoại ngữ, tin học đáp ứng tiêu chuẩn ngạch GV THPT” đạt 100%; nhận thức về mục

tiêu “Bồi dưỡng nâng cao trình độ trên chuẩn” chiếm 91,67%; ý kiến nhận thức về mục tiêu “Bồi dưỡng cập nhật kiến thức (bồi dưỡng thường xuyên)” chiếm 83,33% và nhận thức mục tiêu “Bồi dưỡng đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng, dạy theo chương trình SGK mới” chiếm 77,78%.

Theo kết quả phỏng vấn CBQL chúng tôi được chia sẻ: “Mục tiêu của

hoạt động BD năng lực dạy học môn vật lý phải bám sát mục tiêu chương trình GD mơn vật lý ở chương trình GDPT 2018, nhưng trước hết GV phải đạt được các mục tiêu BD trình độ chính trị, ngoại ngữ, tin học đáp ứng tiêu chuẩn ngạch GV THPT, chuẩn hóa trình độ”.

Như vậy thơng qua các khía cạnh đánh giá nhận thức về bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 của giáo viên tại trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đạt mức nhận thức cao, tuy nhiên thực trạng về năng lực dạy học của GV dạy môn vật lý của các trường cịn ở mức trung bình. Có thể thấy rằng, trong thời gian tới, hiệu trưởng các trường cần chỉ đạo sát sao việc thực hiện bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng dạy học mơn vật lý theo chương trình GDPT 2018.

2.3.2. Nội dung của bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

Nhằm đánh giá các nội dung của bồi dưỡng năng lực dạy học mơn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai , chúng tôi sử dụng câu hỏi số 5 (phụ lục 1) đánh

giá mức độ cần thiết nội dung; câu hỏi 6 (phụ lục 1) về mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện, kết quả chi tiết tại phụ lục 4. Chúng tơi tóm lược kết quả chung như sau:

Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL, GV về nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học mơn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên ở các

trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

STT Nội dung Mức độ cần thiết Mức độ thực hiện Mức độ về hiệu quả Điểm TB Thứ bậc Điểm TB Thứ bậc Điểm TB Thứ bậc

1 Bổ sung kiến thức mới trong

chương trình, sách giáo khoa mới; 2,69 1 2,17 8 2,22 6 2 Kỹ năng thiết kế hồ sơ bài dạy

theo hướng đổi mới 2,36 10 2,36 2 2,47 2

3

Sử dụng đa dạng các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS

2,44 9 2,33 3 2,44 3

4 Sử dụng CNTT, phương tiện KT

vào DH 2,64 2 2,39 1 2,50 1 5 Áp dụng các PPDH tích cực; dạy

học tích hợp, phân hóa, theo chủ đề 2,50 7 2,14 9 2,19 7 6 Áp dụng các kiến thức về tâm lý

lứa tuổi HS 2,58 4 2,19 7 2,14 9 7 Đổi mới các nội dung và phương

pháp công tác chủ nhiệm lớp 2,47 8 2,28 4 2,28 5 8 Xây dựng kế hoạch các hoạt động

ngoài giờ lên lớp 2,53 6 2,22 6 2,33 4 9 Giao tiếp ứng xử sư phạm 2,61 3 2,25 5 2,08 10 10 Phương pháp nghiên cứu khoa

học giáo dục 2,56 5 2,06 10 2,17 8

Nhận xét bảng 2.6:

* Về mức độ cần thiết:

Các khách thể khảo sát đều đánh giá mức độ cần thiết các nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học mơn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên ở các trường THPT ở mức cao, điểm TBC đạt 2,54 điểm, tuy nhiên mỗi nội dung khác nhau được đánh giá khác nhau, cụ thể: nội dung “Bổ sung kiến thức mới trong chương trình, sách giáo khoa mới” (đạt 2,69 điểm, xếp thứ 1); nội dung “Sử dụng CNTT, phương tiện KT vào DH” (đạt 2,64 điểm, xếp thứ 2); nội dung “Giao tiếp ứng xử sư phạm” (đạt 2,61 điểm, xếp thứ 3); nội dung “Đổi mới các nội dung và phương pháp công tác chủ nhiệm lớp” (đạt 2,58 điểm, xếp thứ 4), nội dung “Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục” (đạt 2,56 điểm, xếp thứ 5); nội dung “Xây dựng kế hoạch các hoạt động ngoài giờ lên lớp” (Đạt 2,53 điểm, xếp thứ 6); nội dung “Áp dụng các PPDH tích cực” (đạt 2,50 điểm, xếp thứ 7), nội dung “Đổi mới các nội dung và phương pháp công tác chủ nhiệm lớp” (đạt 2,47, xếp thứ 8); nội dung “Sử dụng đa dạng các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS” (đạt 2,44 điểm, xếp thứ 9) và nội dung “Kỹ năng thiết kế hồ sơ bài dạy theo hướng đổi mới” (đạt 2,36 điểm, xếp thứ 10).

Khi phỏng vấn GV chúng tôi được biết: “Các nội dung BD năng lực dạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lý theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện bảo yên, tỉnh lào cai​ (Trang 55 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)