Các nguyên tắc cơ bản về quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đắk lắk (Trang 25 - 28)

9. KẾT CẤU LUẬN VĂN

1.2.2 Các nguyên tắc cơ bản về quản lý rủi ro tín dụng

Mặc dù các biện pháp quản lý RRTD cụ thể ở từng ngân hàng là khác nhau do khả năng và cách quản lý của từng ngân hàng hay do tính chất và mức độ phức tạp của các hoạt động tín dụng. Nhưng một chương trình quản lý RRTD đảm bảo tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động cấp tín dụng nói chung có những nguyên tắc cơ bản sau:

1.2.2.1 Tạo môi trường có mức độ RRTD phù hợp

Để quản lý RRTD, trước tiên mỗi ngân hàng phải tạo được môi trường có mức độ RRTD phù hợp cho riêng mình trong từng thời kỳ nhất định. Muốn vậy, các ngân hàng nhìn chung đều phải thực hiện những nội dung sau:

Thứ nhất,“Hội đồng quản trị hay Hội đồng thành viên phải có trách nhiệm phê duyệt và định kỳ xem xét lại chiến lược và các chính sách quan trọng về quản lý RRTD của ngân hàng. Có nghĩa là ngân hàng phải đo lường được mức độ, hậu quả rủi ro và mức độ chống đỡ rủi ro. Dự tính được mức lợi nhuận mà ngân hàng có thể có được khi xảy ra các mức độ RRTD khác nhau từ mức độ nhỏ đến mức độ lớn nhất.”

Thứ hai,“trên cơ sở chiến lược và các chính sách, Ban giám đốc có trách nhiệm thực thi chiến lược và chính sách về RRTD đã được Hội đồng quản trị hay

Hội đồng thành viên phê duyệt, xây dựng một chương trình để xác định, đo lường và giám sát, kiểm soát RRTD trong mọi hoạt động của ngân hàng.”

Thứ ba,“ngân hàng phải xác định và quản lý RRTD hiện hữu trong tất cả các sản phẩm và hoạt động. Các ngân hàng cũng cần phải đảm bảo rằng rủi ro đối với sản phẩm và hoạt động mới phải được đánh giá đầy đủ trước khi các sản phẩm này được giới thiệu hoặc cam kết và phải được Ban giám đốc hoặc Hội đồng quản lý tín dụng phê duyệt trước.”

1.2.2.2 Quy trình cấp tín dụng chặt chẽ, hợp lý

Quy trình cấp tín dụng được xây dựng theo các nguyên tắc sau: ”

“Ngân hàng phải hoạt động theo những tiêu chuẩn cấp tín dụng lành mạnh được xác định rõ ràng. Những tiêu chuẩn này cần bao gồm sự tìm hiểu kỹ về khách hàng, về mục đích, cơ cấu của các khoản tín dụng cũng như nguồn trả nợ ngân hàng.”

“Thiết lập những giới hạn tín dụng tổng thể ở từng cấp độ, từng khách hàng và nhóm khách hàng liên kết cho các loại rủi ro khác nhau, cả trong hoạt động ngân hàng cũng như trong giao dịch thương mại, đối với tài sản nội bảng cũng như tài sản ngoại bảng.”

Quy trình cấp tín dụng được xây dựng một cách rõ ràng cho việc phê duyệt đối với các khoản tín dụng mới mở cũng như mở rộng các khoản tín dụng hiện có.

Mọi quyết định mở rộng tín dụng phải được thực hiện trên nguyên tắc là vẫn nằm trong vòng kiểm soát.

1.2.2.3 Duy trì quá trình đo lường và quản lý tín dụng

“Để hoạt động quản lý tín dụng có hiệu quả các ngân hàng phải xây dựng và duy trì quá trình đo lường RRTD thường xuyên và phù hợp. Bên cạnh đó ngân hàng cần có một hệ thống giám sát tình hình từng khoản tín dụng, bao gồm cả việc xác định xem các khoản dự phòng và ký quỹ có đầy đủ hay không.”

Ngoài ra các ngân hàng phải đưa vào hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ để quản lý RRTD ( hệ thống này cần phải phù hợp với tính chất, quy mô và độ phức tạp trong các hoạt động của ngân hàng) và hệ thống thông tin với kỹ thuật phân tích, cho phép cấp quản lý có thể đo lường RRTD hiện hữu trong tất cả các giao dịch nội bảng và ngoại bảng (hệ thống thông tin quản lý cần cung cấp đầy đủ thông tin về cơ cấu danh mục đầu tư tín dụng).

“Để hoạt động quản lý RRTD đạt hiệu quả các ngân hàng cũng cần phải có trong tay một hệ thống giám sát cơ cấu và chất lượng tổng thể của danh mục đầu tư tín dụng cũng như phải xem xét đến những thay đổi về điều kiện có thể xảy ra trong tương lai khi đánh giá từng khoản tín dụng cũng như toàn bộ danh mục đầu tư tín dụng và đánh giá những nguy cơ RRTD.”

1.2.2.4 Bảo đảm kiểm soát RRTD đầy đủ

Để hoạt động quản lý RRTD đạt hiệu quả, các ngân hàng cần phải kiểm soát RRTD một cách đầy đủ, bao gồm:

- Thiết lập một hệ thống độc lập đánh giá lại tín dụng.

- Thiết lập và thực thi hoạt động kiểm soát nội bộ cũng như các biện pháp cần

thiết nhằm đảm bảo rằng các chính sách, quy trình và giới hạn an toàn được thực hiện đầy đủ và báo cáo kịp thời.

- Phải xây dựng cho mình một hệ thống các khoản tín dụng có vấn đề và các

tình huống khó khăn khác từ việc nhận biết các dấu hiệu có vấn đề của các khoản tín dụng đến việc theo dõi và xử lý những khoản đó.

1.2.2.5 Nâng cao vai trò của cơ quan giám sát

Các“cơ quan giám sát phải yêu cầu các ngân hàng có một hệ thống hoạt động hiệu quả để xác định, đo lường, giám sát và kiểm soát RRTD, như là một pần trong hệ thống quản lý rủi ro tổng thể. Các cơ quan giám sát phải tiến hành đánh giá độc lập về các chiến lược, chính sách, biện pháp thực hiện các quy trình liên quan đến việc cấp tín dụng và quản lý danh mục của ngân hàng.”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đắk lắk (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)