Kiến nghị với các cơ quan hữu quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đắk lắk (Trang 105 - 108)

9. KẾT CẤU LUẬN VĂN

3.3.1 Kiến nghị với các cơ quan hữu quan

3.3.1.1 Với Chính Phủ và các Bộ ngành

“Trong việc hoạch định chính sách, không những cần cân đối giữa các mục tiêu phát triển kinh tế và ổn định tiền tệ mà còn phải quan tâm đến sự phát triển bền vững của các ngân hàng thương mại, tránh tình trạng “thắt chặt hoặc nới lỏng” quá mức, thay đổi định hướng đột ngột sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của các ngân hàng thương mại.”

“Chính phủ cần quy định các Doanh nghiệp phải thực hiện chế độ kế toán kiểm toán, chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kế toán toán thống kê cũng như tăng cường công tác quản lý giám sát việc chấp hành các chính sách đó. Vì đây là một trong các điều kiện để ngân hàng xem xét, đánh giá khách hàng.”

“Cần ban hành các quy định chặt chẽ hơn về những điều kiện để được thành lập Công ty Kiểm toán và trách nhiệm của Công ty kiểm toán cũng như các kiểm toán viên về tính chính xác, trung thực của các báo cáo kiểm toán.”

“Chính phủ cần hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến quyền chủ nợ của ngân hàng và bảo đảm tiền vay nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc thực hiện các biện pháp xử lý tài sản nhằm giúp ngân hàng nhanh chóng thu hồi được nợ từ các tài sản đảm bảo, tránh tình trạng dây dưa, kéo dài và tốn kém, ảnh hưởng đến tình hình tài chính của ngân hàng.”

“Bộ công an, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ tư pháp, Cơ quan thi hành án,... cùng các Bộ ngành có liên quan khác phối hợp tháo gỡ vướng mắc về thu giữ tài sản đảm bảo tiền vay, phát mại tài sản đảm bảo.”

“Thông tin đầy đủ, kịp thời là cơ sở quan trọng giúp các NHTM đưa ra các quyết định đúng đắn trong việc cấp tín dụng nằm đảm bảo an toàn vốn vay cho ngân hàng. Để hoạt động cung cấp thông tin tín dụng hiệu quả hơn, Chính phủ cũng nên tiến hành xem xét việc cho thành lập các tổ chức xếp hạng doanh nghiệp và các trung tâm thông tin tín dụng tư nhân, giúp các ngân hàng có đánh giá chính xác, khách quan hơn trong quá trình ra quyết định cấp tín dụng. Qua đó, đây cũng là cơ hội tận dụng kinh nghiệm, công nghệ, trình độ quản lý từ các công ty xếp hạng trong và ngoài nước.”

3.3.1.2 Với Ngân hàng Nhà nước

Về công tác quản lý, điều hành

“Tiếp tục hoàn thiện quy chế cho vay, đảm bảo tiền vay trên cơ sở đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng, quy định chặt chẽ trách nhiệm của NHTM về việc tuân thủ quy chế cho vay, quy chế đảm bảo tiền vay. Cần ban hành các quy định cụ thể về các công cụ bảo hiểm cho hoạt động tín dụng, đồng thời tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ bảo hiểm để giúp NHTM vừa đa dạng hóa sản phẩm tín dụng, vừa phòng ngừa và phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng.”

Cần tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thị trường mua bán nợ, thị trường bảo hiểm tín dụng để có thể phân tán và giảm thiểu rủi ro.

“Đối với cơ chế, chính sách của Nhà nước nên được đổi mới theo hướng cho phép ngân hàng áp dụng các thông lệ quốc tế trong việc xác định trước và trích lập dự phòng rủi ro. Dự phòng rủi ro hiện nay được trích theo phân loại nợ và bị động, đợi đến khi nợ quá hạn trở thành nợ xấu mới trích, mà không hề tính toán theo mức độ rủi ro của khoản vay.”

“Cần theo dõi, phân tích, đánh giá và dự báo sát diễn biến tình hình kinh tế, tiền tệ trong nước và trên thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực tín dụng để đưa ra các giải pháp phù hợp trong điều hành chính sách tiền tệ đảm bảo cho các NHTM hoạt động đúng định hướng của NHNN và hạn chế rủi ro.”

Về hoạt động thanh tra giám sát

“NHNN cần nghiên cứu, xây dựng, ban hành các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng. Chương trình thanh tra cần được xây dựng chi tiết, khoa học, thông tin thu thập cần phân tích kỹ lưỡng, tránh mang tính hình thức, nội dung thanh tra phải được cải tiến để đảm bảo kiểm soát được NHTM, thể hiện vai trò cảnh báo, ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro, không gây ảnh hưởng đến các hoạt động của ngân hàng.”

“Trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay, NHNN thường xuyên thanh tra, giám sát hoạt động của các NHTM, tránh để xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, tranh giành khách hàng, bỏ qua các điều kiện, tiêu chuẩn vay vốn, dễ dẫn đến nguy cơ rủi ro tín dụng tăng cao.”

“NHNN cần quan tâm hơn nữa đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ thanh tra giám sát ngân hàng, đảm bảo đủ số lượng và năng lực, kiến thức về lĩnh vực ngân hàng, pháp luật, đảm bảo phẩm chất đạo đức cần có để hoàn thành tốt nhiệm vụ phân giao.”

“Để hoàn thiện khuôn khổ, quy trình và phương pháp thanh tra, giám sát, NHNN nên xây dựng các tiêu chí đánh giá rủi ro cụ thể, rõ ràng và thiết lập một hệ thống giám sát có khả năng cảnh báo rủi ro cho các ngân hàng thương mại.”

“Nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác thanh tra, giám sát ngân hàng để đảm bảo việc các ngân hàng thương mại tuân thủ đúng các quy định về cấp tín dụng, phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và quy định về an toàn hoạt động tín dụng.”

Về hệ thống cung cấp thông tin tín dụng

“Thông tin tín dụng phải được cập nhật thường xuyên nhằm đáp ứng yêu cầu về tính kịp thời, đảm bảo an toàn, hạn chế tối đa rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Ngân hành Nhà nước nên có biện pháp khuyến khích đồng thời bắt buộc các NHTM cung cấp thông tin một cách thường xuyên, đầy đủ cho Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC), bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ trong việc báo cáo và khai thác thông tin tín dụng từ CIC nhằm góp phần phòng ngừa và hạn chế RRTD; thông tin tín dụng lấy từ CIC phải được quy định là một điều kiện không thể thiếu trong quá trình thẩm định cho vay. Từ đó, CIC có thể tạo lập hệ thống cơ sở dữ liệu tín dụng tập trung, hoàn chỉnh, đảm bảo tín an toàn cho hoạt động của ngân hàng. Bên cạnh đó, CIC nên cập nhật, kết nối và đa dạng hóa hơn nữa nguồn thông tin đáng tin cậy từ các cơ quan thuế, phòng thương mại, hiệp hội các ngành nghề,...”

“Mặt khác, những thông tin mà CIC cung cấp cần phải chi tiết hơn nữa, về vấn đề phát sinh nợ quá hạn của khách hàng trong quá khứ, lịch sử khách hàng vay, những thông tin liên quan đến ý chí trả nợ của khách hàng. Ngoài ra, CIC cần tiến hành phân tích, tổng hợp thông tin từ kho dữ liệu của mình để cho ra các sản phẩm mang tính thẩm định, cảnh báo hơn là những thông tin về thống kê, mô tả.”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đắk lắk (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)