Tổ chức bộ máy quản lý RRTD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đắk lắk (Trang 61 - 63)

9. KẾT CẤU LUẬN VĂN

2.3.1 Tổ chức bộ máy quản lý RRTD

2.3.1.1 Mô hình quản lý RRTD của Agribank Đắk Lắk

“Trong những năm gần đây, mô hình quản lý RRTD đang dần được đổi mới và hoàn thiện từ Trụ sở chính đến chi nhánh, theo yêu cầu hoạt động bền vững, an toàn và hội nhập với khu vực cũng như trên thế giới. Trách nhiệm đã được phân định rõ ràng giữa trụ sở chính hay trung tâm điều hành với các chi nhánh và đơn vị trực thuộc, đồng thời cũng phân cấp rõ ràng về mức phán quyết, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, xây dựng chính sách quản lý RRTD, chính sách khách hàng, danh mục đầu tư,... Hiện nay, Ban tín dụng của Agribank (bao gồm Ban khách hàng doanh nghiệp và Ban khách hàng hộ sản xuất và cá nhân) chịu trách nhiệm xây dựng các chính sách và các quy tắc quản trị chung cho công tác quản lý tín dụng

trong toàn hệ thống, các bộ phận tín dụng (tại Trụ sở chính và các chi nhánh) dựa trên những chính sách và quy tắc đó trực tiếp triển khai và thực hiện các giao dịch tín dụng, quản lý và kiểm soát RRTD.”

“Ban kiểm tra kiểm soát Agribank xây dựng quy trình kiểm soát hoạt động tín dụng, xây dựng chương trình công tác, kế hoạch kiểm tra theo yêu cầu từng thời kỳ đảm bảo hạn chế và phòng ngừa rủi ro ở mức chấp nhận; phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ tại chi nhánh có chức năng kiểm tra kiểm soát việc tuân thủ quy trình tín dụng, phòng ngừa và cảnh báo rủi ro.”

“Mô hình quản lý RRTD tại chi nhánh tuy chưa có sự tách bạch rõ ràng giữa các bộ phận chuyên môn nhưng khi xét duyệt cấp tín dụng đều phải thực hiện qua 3 khâu độc lập: Người thẩm định khoản vay (người trình), Người kiểm soát khoản vay và Người phê duyệt khoản vay. Người thẩm định khoản vay là người được giao nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ vay vốn, thực hiện công việc thẩm định hoặc tái thẩm định khoản vay. Người thẩm định là cán bộ phòng giao dịch, phòng kế hoạch kinh doanh, phòng tín dụng hoặc là người được người có thẩm quyền quyết định cho vay phân công, giao nhiệm vụ; Người kiểm soát khoản vay là người được giao nhiệm vụ kiểm soát nội dung báo cáo thẩm định(tái thẩm định), kiểm soát báo cáo đề xuất giải ngân, kiểm soát báo cáo đề xuất cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Người kiểm soát khoản vay là tổ trưởng tổ tín dụng phòng giao dịch, trưởng/phó phòng kế hoạch kinh doanh, trưởng/phó phòng tín dụng; Người phê duyệt khoản vay là người được quyết định cho vay đối với một khách hàng, một dự án đầu tư, tổng mức quyết định cho vay đối với một khách hàng và người có liên quan theo quy định của Hội đồng Thành viên. Người quyết định cho vay là Giám đốc/Phó Giám đốc phòng giao dịch, Giám đốc/Phó Giám đốc chi nhánh.”

2.3.1.2 Tổ chức quản lý rủi ro tín dụng

“Bộ máy quản lý tín dụng tại chi nhánh trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý RRTD gồm: Giám đốc chi nhánh và các phòng nghiệp vụ liên quan như Phòng Tín dụng, Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ.”

“Giám đốc chi nhánh chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành nghiệp vụ kinh doanh nói chung và hoạt động cấp tín dụng nói riêng trong phạm vi được ủy quyền, quyết định cho vay hay không, ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, quyết định các biện pháp xử lý nợ, cho gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp xử lý đối với khách hàng.”

Phòng tín dụng: “Nhiệm vụ chính của phòng tín dụng là nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng, phân loại khách hàng và đề xuất ưu đãi đối với từng loại khách hàng, tổng hợp phân tích hoạt động tín dụng từng quý, hàng năm, thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ xấu, nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục, làm đầu mối ngăn ngừa và xử lý rủi ro tín dụng, thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền. Phối hợp với Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ trong việc kiểm tra các chi nhánh và phòng giao dịch trực thuộc, báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định.”

Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ: “Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định pháp luật và các quy chế, quy trình cho vay. Đánh giá mức độ rủi ro của danh mục tín dụng, quy trình quản lý rủi ro; đưa ra các khuyến nghị cải thiện chính sách, quy định và thủ tục lên Trung tâm điều hành nghiên cứu, làm báo cáo theo chức năng, nhiệm vụ của phòng theo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc và Trung tâm điều hành.”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đắk lắk (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)