9. KẾT CẤU LUẬN VĂN
1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Agribank và Agribank Đắk Lắk
Qua kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của một số NHTM Việt Nam và một số ngân hàng trên thế giới có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Agribank nói chung và cho Agribank Đắk Lắk như sau:
“Một là, các NHTM đều xác định quản lý rủi ro tín dụng là trung tâm của hoạt động quản trị điều hành của mỗi ngân hàng thương mại và phải là một quá trình được thực hiện thường xuyên, liên tục trong suốt vòng đời của mỗi khoản vay.”
“Hai là, cần xây dựng chiến lược, chính sách, quy trình tín dụng, quản lý hoạt động cho vay một cách chặt chẽ, khoa học, nhưng phải phù hợp với thực tế, nhất là đối với các NHTM khách hàng chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.”
“Ba là, xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý rủi ro tín dụng. Đảm bảo tính độc lập trong xử lý các khoản cho vay giữa cán bộ tín dụng (cán bộ khách hàng), cán bộ quản lý nợ với cán bộ quản lý rủi ro tín dụng, cán bộ thẩm định. Tùy theo
quy mô của chi nhánh, cấp chi nhánh cũng cần phải có đội ngũ cán bộ quản lý RRTD chuyên trách.”
“Bốn là, thông tin về khách hàng là thông tin quan trọng nhất để các ngân hàng có thể đánh giá về khách hàng vay, trong đó ngân hàng phải đặc biệt quan tâm đến báo cáo lưu chuyển tiền tệ nhằm đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Các NHTM đều áp dụng một số công cụ hiện đại để quản lý rủi ro tín dụng trong đó quan trọng nhất là xây dựng mô hình chấm điểm và hệ thống xếp hạng tín dụng cho các đối tượng vay vốn, phục vụ tốt cho công tác cho vay của ngân hàng.”
“Năm là, Hoàn thiện văn bản pháp lý theo chuẩn mực quốc tế. Coi trọng công tác kiểm tra, giám sát. Kiểm tra, giám sát sau khi cho vay là một quá trình không thể thiếu trong hoạt động quản lý rủi ro tín dụng nhằm kịp thời phát hiện và ngăn chặn những rủi ro có thể phát sinh từ đó hoàn thiện cơ chế giám sát nội bộ về quản lý rủi ro tín dụng.”
“Sáu là, thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo bồi dưỡng kiến thức để nâng cao năng lực đánh giá, phân tích tài chính, thẩm định dự án đầu tư cho cán bộ tín dụng. Cần có kế hoạch cụ thể nâng cao năng lực đánh giá, phân tích RRTD cho cán bộ thẩm định RRTD, cán bộ rủi ro chuyên trách nhằm từng bước xây dựng đội ngũ chuyên gia về quản lý RRTD.”
“Bảy là, nhận thức của các nhà lãnh đạo, nhân viên ngân hàng về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng rất rõ ràng. Mọi người đều hiểu rằng rủi ro tín dụng ngoài mức cho phép, không kiểm soát được thì ngân hàng không thể hoạt động được. Từ đó xây dựng văn hóa quản lý rủi ro tín dụng trong ngân hàng.”
Tóm tắt chương 1
Trong chương 1, luận văn giới thiệu chung về rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, những vấn đề cơ bản về quản lý RRTD của NHTM bao gồm:
Thứ nhất, luận văn nêu lên lý thuyết cơ sở về rủi ro tín dụng trong hoạt động của NHTM: khái niệm, phân loại, đặc điểm rủi ro tín dụng, các mô hình phân tích đánh giá RRTD.
Thứ hai, luận văn nêu lên lý thuyết về khái niệm quản lý RRTD, nội dung và các nguyên tắc cơ bản về quản lý RRTD, các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý RRTD, các tiêu chí để đánh giá RRTD, cũng như các mô hình quản lý RRTD tại các ngân hàng thương mại.
Thứ ba, luận văn đã thu thập kinh nghiệm về quản lý RRTD của một số NHTM trong nước và trên thế giới, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong quản lý RRTD cho Agribank nói chung và cho Agribank Đắk Lắk.
Trên cơ sở những nội dung này tác giả sẽ phân tích thực trạng quản lý RRTD tại Agribank Đắk Lắk trong chương 2.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK ĐẮK LẮK