9. KẾT CẤU LUẬN VĂN
1.3.2 Kinh nghiệm quản lý RRTD của một số NHTM trên thế giới
Kinh nghiệm của Cộng hòa Liên bang Đức về mô hình đảm bảo tín dụng
Trong quan hệ tín dụng với ngân hàng, có nhiều hình thức bảo lãnh khác nhau, một trong những hình thức bảo lãnh được áp dụng phổ biến và khá thành công ở Cộng hòa Liên bang Đức là bảo lãnh của ngân hàng bảo lãnh. Ngân hàng bảo lãnh ở Đức được thành lập và hoạt động theo luật công ty. “Chức năng chủ yếu là bảo lãnh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn ngân hàng trong trường hợp các doanh nghiệp này hoạt động tố, nhưng khi vay vốn không đủ tài sản thế chấp và đề nghị ngân hàng bảo lãnh đứng ra bảo lãnh phần tiền vay thiếu tài sản thế chấp. Nguồn thu chủ yếu của ngân hàng bảo lãnh là kinh doanh chứng khoán có giá, lệ phí 1% giá trị bảo lãnh và hoa hồng bảo lãnh hàng năm. Theo pháp luật quy định, khi có rủi ro trong cho vay thì ngân hàng bảo lãnh chịu 80% và ngân hàng cho vay chịu 20%. Để được bảo lãnh, các doanh nghiệp phải gửi toàn bộ hồ sơ xin vay đến ngân hàng bảo lãnh của mình. Sau khi thẩm định toàn diện dự án vay vốn và khả năng trả nợ,
hiệu quả kinh tế, giá trị tài sản bảo đảm,... nếu thấy phương án vay vốn tốt, dù giá trị tài sản thế chấp có nhỏ hơn tiền vay, doanh nghiệp vẫn được chấp thuận bảo lãnh.”
Ngân hàng bảo lãnh có mối liên hệ chặt chẽ với Bộ Tài chính, Bộ kinh tế để hỗ trợ và bảo lãnh lại. “Ngoài ra còn các đối tác khác tham gia cấp vốn, tư vấn, quan hệ công việc và khách hàng xin bảo lãnh, đó là ngân hàng tín dụng tái thiết, các NHTM và các quỹ tiết kiệm, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngân hàng bảo lãnh ở Công hòa Liên bang Đức đã hỗ trợ tích cực cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, góp phần là đa dạng hóa thị trường vốn ở nước này.”
Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng CitiBank
“Một trong những tập đoàn tài chính có hiệu quả kinh doanh được đánh giá cao trên thế giới là CitiGroup, trong đó kết quả hoạt động của Citibank đã tạo nên một nguồn thu lớn cho CitiGroup. Đây là một tập đoàn hàng đầu không chỉ về quy mô mà còn là đối thủ có sức mạnh trên thị trường nhờ chính sách quản lý rủi ro tín dụng của tập đoàn.” Chủ tịch tập đoàn Citigroup–Walter Wriston đã từng đề cập đến vai trò quan trọng của hoạt động quản lý rủi ro như sau: “ toàn bộ cuộc sống trong hoạt động ngân hàng là quản trị rủi ro”.
“Trong môi trường hoạt động ngân hàng, Citibank đã xây dựng một khung quản lý rủi ro, trong đó bao gồm các chính sách tín dụng được tuyên bố một cách rõ ràng, quy trình quản lý rủi ro, các công cụ và nguồn thông tin cần thiết để ra quyết định, về đội ngũ nhân sự có cùng một sự hiểu biết, một ngôn ngữ chung, trách nhiệm về vai trò của họ trong quy trình tín dụng. Khi những yếu tố này được hội tụ một cách đầy đủ sẽ tạo ra trong ngân hàng một văn hóa tín dụng hiệu quả.”
“Mô hình tín dụng thương mại được tiêu chuẩn hóa và phải trải qua 3 giai đoạn của quá trình xét duyệt: gặp gỡ khách hàng, thẩm định, thực hiện giao dịch. Ba giai đoạn trong chính sách tín dụng chủ chốt của CitiBank bao gồm: hình thành chiến lược và kế hoạch cho vay; tiến hành cho khách hàng vay; đánh giá và báo cáo
thực thi.”Trong các giai đoạn này trách nhiệm của các bộ phận tham gia được thể hiện một cách rất cụ thể, rõ ràng như sau:
“Ủy ban quản lý ( Management Committee) thực hiện các nhiệm vụ: thiết lập mục tiêu hoạt động và tiêu chuẩn danh mục đầu tư đối với ngân hàng; đặt hạn mức tín dụng đối với Ủy ban chính sách tín dụng.”
“Ủy ban chính sách tín dụng ( Credit Policy Committee) thực hiện các nhiệm vụ sau: đặt ra hạn mức tín dụng cùng với Ủy ban quản lý; xây dựng chính sách tín dụng; quản lý và đánh giá danh mục đầu tư và quản trị rủi ro.”
“Bộ phận quản trị rủi ro (Line Management) thực thi các nhiệm vụ: lập ra chiến lược kinh doanh; nhận định thị trường mục tiêu và mức chấp nhận rủi ro; gặp gỡ khách hàng và đánh giá rủi ro, xét duyệt dư nợ rủi ro; theo dõi việc hoàn trả và các hồ sơ tín dụng, theo dõi và duy trì giao dịch, giải ngân cho nhà đầu tư; theo dõi các vấn đề phát sinh trong quy trình tín dụng; xúc tiến tiến độ khoản vay.”