Nâng cao chất lượng thẩm định hồ sơ tín dụng và tăng cường công tác giám

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đắk lắk (Trang 98 - 100)

9. KẾT CẤU LUẬN VĂN

3.2.3 Nâng cao chất lượng thẩm định hồ sơ tín dụng và tăng cường công tác giám

giám sát khoản vay

3.2.3.1 Nâng cao chất lượng thẩm định hồ sơ tín dụng

“Chất lượng thẩm định hồ sơ tín dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng và khả năng trả nợ của khách hàng. Chất lượng thẩm định tốt, chặt chẽ sẽ lựa chọn được những dự án có hiệu quả, loại trừ được những rủi ro và đảm bảo khả năng thu hồi vốn cho ngân hàng. Nếu chất lượng thẩm định không tốt, sơ sài, lỏng lẻo sẽ dễ dẫn đến sai lầm trong quyết định cấp tín dụng, có thể làm phát sinh rủi ro.”

Kiểm soát chặt chẽ hồ sơ pháp lý, hồ sơ chi tiết của dự án, khoản vay, báo cáo tài chính, tài sản đảm bảo của từng khách hàng nhằm thể hiện tính đầy đủ, hợp pháp và tính trong sạch của hồ sơ tín dụng. Phân tích chi tiết hơn thông tin về khách hàng thông qua việc xem xét quá trình hoạt động cần có đánh giá thêm về thay đổi góp

vốn, thay đổi cơ chế quản lý, quá trình hoạt động kinh doanh, mô hình tổ chức, quy mô của doanh nghiệp; nguồn lực, nhân lực, cách bố trí nhân sự, chính sách tuyển dụng và độ tuổi trung bình của người lao động,...

Khi thẩm định,“cần xem xét kỷ càng các thông tin trên Báo cáo tài chính, như Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo tăng giảm nguồn vốn và tài sản, các chiến lược kinh doanh và các báo cáo liên quan đến việc hoạch định các chính sách về tài chính, kinh doanh,...”để có cơ sở phân tích, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh và năng lực tài chính của khách hàng, làm cơ sở cho việc ra quyết định cấp tín dụng hoặc không cấp tín dụng. “Ngoài ra còn phải phân tích các yếu tố phi tài chính như về vấn đề quản trị và điều hành của ban lãnh đạo doanh nghiệp; hoạt động và triển vọng; uy tín để đánh giá chi tiết hơn về tiềm năng, cơ hội trong quan hệ với khách hàng trong tương lai và mức độ hợp tác của khách hàng trong việc hoàn trả nợ gốc và lãi.”

“Việc thẩm định có đúng hay không liên quan trực tiếp đến mức độ rủi ro của khoản vay. Nhất là trong môi trường kinh tế phát triển như hiện nay, quy mô của khoản cấp tín dụng ngày càng lớn, mục đích kinh doanh đa dạng, lĩnh vực kinh doanh phức tạp và diễn biến thị trường hết sức bất thường. Thẩm định cho vay chính là việc xác định khách hàng có đủ khả năng vay vốn hay không? Và nếu cho vay thì khách hàng có đủ năng lực tài chính để trả nợ hay không? Cán bộ làm công tác thẩm định phải là những người có đủ trình độ, kinh nghiệm lâu năm, đồng thời phải nắm bắt, cập nhật thông tin một cách nhanh chóng. Vì thế, để chất lượng thẩm định dự án/phương án đạt chất lượng, thì cần bố trí những cán bộ có trình độ, kinh nghiệm trong nghiệp vụ tín dụng, thường xuyên tổ chức các diễn đàn, khóa học về thẩm định dự án để trao đổi cập nhật thông tin, nắm vững phương pháp thẩm định dự án.”

3.2.3.2 Tăng cường công tác giám sát khoản vay

“Sau khi cho vay cán bộ tín dụng phải thường xuyên kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn vay của khách hàng, kiểm tra việc thực hiện và triển khai dự án, kiểm

tra việc khai thác và sử dụng tài sản đảm bảo. Việc kiểm tra sử dụng vốn vay nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời nếu khách hàng sử dụng vốn sai mục đích đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Kiểm tra tài sản đảm bảo nhằm chủ động điều chỉnh mức dư nợ cho vay hợp lý, phòng tránh rủi ro xảy ra nếu có.”Đồng thời, việc kiểm tra thường xuyên sẽ giúp cho ngân hàng tạo mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng và cũng giúp ngân hàng kiểm soát, quản lý được dòng luân chuyển vốn vay để xác định kỳ thu nợ phù hợp, đảm bảo hoạt động tín dụng hiệu quả, đạt chất lượng cao.

“Việc kiểm tra đòi hỏi cán bộ tín dụng phải hết sức cẩn trọng, khôn khéo, tùy từng đối tượng khách hàng chủ động lựa chọn phương pháp kiểm tra thích hợp. Đối với doanh nghiệp vay, trả phát sinh thường xuyên thì việc kiểm tra phải thường xuyên hơn, đối với hộ gia đình, cá nhân thì việc kiểm tra nên được tiến hành theo định kỳ hoặc đột xuất.”

Thông qua việc kiểm tra, hàng năm phải phân tích, đánh giá việc cho vay theo từng ngành hàng, từng lĩnh vực hoạt động của nhóm khách hàng, từ đó đưa ra những định hướng đầu tư tín dụng phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đắk lắk (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)