Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý RRTD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đắk lắk (Trang 36 - 39)

9. KẾT CẤU LUẬN VĂN

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý RRTD

1.2.4.1 Nhân tố cơ chế, chính sách, mô hình tổ chức quản lý RRTD của ngân hàng thương mại.

Thiếu chính sách cho vay, thiếu các tiêu chuẩn rõ ràng, việc cấp tín dụng quá tập trung, “thiếu sự kiểm soát chặt chẽ, khoa học thì công tác quản lý RRTD sẽ không được thực hiện hoặc việc thực hiện sẽ không khả thi.”

NHTM cần thiết phải đưa ra chính sách kiểm tra chặt chẽ trước, trong và sau khi cho vay. “Bên cạnh đó, NHTM phải xây dựng quy trình cho vay dựa trên việc phân chia các cấp phê duyệt để đảm bảo các quyết định được đưa ra một cách thận trọng, hiệu quả; cần xây dựng một quy trình thu nợ gốc, lãi, và các khoản phí khác phù hợp với điều khoản trả nợ; cần thiết phải có các quy định giải quyết các vấn đề của các khoản vay không được thực hiện và cơ chế thực hiện quyền của chủ nợ trong trường hợp việc cho vay bị tổn thất. Hệ thống báo cáo của NHTM phải thông báo kịp thời, chính xác trạng thái tín dụng của khách hàng, đồng thời duy trì việc thu thập thông tin chi tiết và kịp thời về khách hàng vay để bảo đảm liên tục đánh giá được trạng thái rủi ro.”

Các cơ chế, chính sách cho vay hiện đại thường quy định:“Tổng mức giá trị một NHTM được phép đầu tư, cho vay hoặc cung cấp tín dụng khác đối với một khách hàng cá nhân, pháp nhân, một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá một tỷ lệ nhất định tính trên tổng số vốn và dự phòng của NHTM đó. Trong phạm vi này, các nhà quản lý NHTM có thể kiểm soát được RRTD của cả ngành ngân hàng và của từng chi nhánh, để bảo đảm quyền lợi cho người gửi tiền và ngăn chặn các tình huống có thể gây ra rủi ro cho cả hệ thống ngân hàng.”

“Hầu hết các quốc gia đều hạn chế mức cho vay đối với một khách hàng trong khoảng từ 20-25% tổng vốn, mặc dù ở một số nơi, tỷ lệ này có thể lên tới 30-40%. Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng khuyến nghị nên áp dụng tỷ lệ tối đa là 25%, có thể giảm xuống 10% khi thực tế cho phép. Mức ngưỡng phải báo cáo cho cơ quan quản lý chức năng thường được đặt thấp hơn mức tỷ lệ tối đa. Khi đó, các nhà quản lý có thể quan tâm đặc biệt đến những khoản vay vượt trên tỷ lệ quy định và yêu cầu các chi nhánh có biện pháp phòng ngừa trước khi việc tập trung phòng ngừa rủi ro trở thành nguy cơ.”

Trong bất kỳ trường hợp nào, do đặc trưng hoạt động, các NHTM luôn phải chịu rủi ro ngành nghề. “Do vậy, mỗi NHTM cần có chính sách giới hạn mức dư nợ cho vay cao nhất đối với một ngành kinh tế hoặc cho một khu vực địa lý hẹp. Ngoài ra, mỗi NHTM phải xây dựng cho mình một hệ thống kiểm soát các rủi ro một cách tốt nhất, đánh giá tác động do sự thay đổi theo chiều hướng xấu của chất lượng các khoản vay và cân đối lỗ lãi. Các NHTM cũng cần phải có một cơ chế tổ chức để giải quyết các rủi ro riêng lẻ. Ngoài ra, NHTM cần trích lập DPRR một cách nghiêm túc và phù hợp với tình hình dư nợ tại ngân hàng mình.”

“Bên cạnh đó, việc tổ chức bộ máy quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác quản lý RRTD bởi nếu một mô hình quản lý rủi ro thiếu khoa học, lạc hậu sẽ dẫn tới những rủi ro tiềm ẩn rất lớn nhất là trong hoạt động tín dụng của các NHTM.”

1.2.4.2 Nhân tố con người.

Trong mọi vấn đề, nhân tố con người bao giờ cũng là nhân tố quan trọng có tính chất quyết định. “Do vậy, công tác quản lý RRTD cần thiết phải đặt nhân tố con người bao gồm: Cán bộ ngân hàng và người đi vay lên hàng đầu. Muốn vậy, việc tuyển dụng cán bộ vào làm việc tại NHTM phải đòi hỏi công khai minh bạch. Cán bộ được tuyển dụng phải bảo đảm có trình độ và đạo đức nghề nghiệp.”

Việc đánh giá người đi vay cũng hết sức quan trọng. “NHTM có thể sử dụng biện pháp chấm điểm khách hàng và phân loại tín dụng. Đó là quá trình trong đó

xác định cấp độ RRTD cho một khách hàng, một khoản vay hoặc một loại tài sản bảo đảm được khách hàng dùng để thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Nói chung, mọi khách hàng vay, mọi khoản vay đều phải được đánh giá phân loại kỹ càng.”

Chấm điểm khách hàng và phân loại tín dụng là một công cụ quan trọng của quản lý RRTD.“Khách hàng vay hoặc các khoản cho vay được chấm điểm, phân loại tại thời điểm gốc và cần được đánh giá, phân loại lại (theo mức độ rủi ro) sau một thời gian. Việc đánh giá lại này dựa vào thực tế hoạt động và sử dụng vốn tín dụng của người được cấp tín dụng.”

1.2.4.3 Nhân tố công nghệ

Các NHTM Việt Nam hiện nay đều đã trang bị hệ thống thông tin hiện đại để xây dựng các mối quan hệ trực tiếp với khách hàng, trực tuyến các giao dịch với khách hàng. “Trong giai đoạn hiện nay, sự cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ở Việt Nam ngày càng trở nên khốc liệt, chúng ta càng thấy vai trò của công nghệ đối với hoạt động kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh của từng NHTM. Công nghệ sẽ thể hiện rất rõ giúp NHTM trong lĩnh vực quản trị, trong việc mở rộng sản phẩm dịch vụ, thông qua đó, ngày càng đáp ứng được các nhu cầu khắc khe của hệ thống Ngân hàng. Ngoài ra, công nghệ cũng cho phép NHTM quản lý rủi ro tốt hơn, từ đó đưa ra các công cụ hỗ trợ để giúp NHTM đưa ra những quyết định đúng đắn.”

Như vậy,““các nhân tố thuộc ba nhóm nhân tố nêu trên vừa có tính độc lập tương đối, vừa quan hệ chặt chẽ và chi phối lẫn nhau, có thể làm cho hoạt động của NHTM giảm thiểu được rủi ro, nâng cao chất lượng, hiệu quả tín dụng ngân hàng. Nhưng chúng cũng có thể gây ra những tổn thất, thậm chí rất lớn, dẫn tới phá sản của một hoặc một số NHTM. Chẳng hạn sự yếu kém, thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán trong cơ chế, chính sách cho vay, dẫn tới tình trạng cán bộ quản lý của NHTM, hoặc người đi vay lợi dụng, đặc biệt nguy hại khi cán bộ nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của NHTM bị sa sút phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đắk lắk (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)