9. KẾT CẤU LUẬN VĂN
3.2.2 Nâng cao năng lực quản lý rủi ro tín dụng
“Nhân tố con người luôn luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu và mang tính chất quyết định cho sự phát triển, nhất là trong điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay và những tổn thất về tài chính, về con người trong quản lý RRTD tại Agribank nói chung và Agribank Đắk Lắk nói riêng. Vì vậy, để tồn tại và phát triển trong một môi trường kinh doanh đang từng ngày biến động thì ngân hàng luôn phải quan tâm nâng cao năng lực quản trị điều hành, năng lực trong tác nghiệp và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng.” Cụ thể:
- Đối với cấp quản lý, điều hành: “Họ là những người chủ chốt có quyền hạn cao nhất trong việc ra quyết định đối với mọi hoạt động của ngân hàng. Đòi hỏi cấp quản lý, điều hàng phải nắm vững chủ trương, chính sách của Nhà nước, của địa phương, của Agribank về phát triển kinh tế và chính sách tín dụng; có kinh nghiệm trong quản lý, điều hành, hiểu biết về pháp luật và kiến thức về quản trị rủi ro ngân hàng, đặc biệt là về quản lý rủi ro tín dụng; có hiểu biết về kinh tế tổng hợp, có kinh nghiệm công tác thực tế. Cần phải quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, phẩm chất đạo đức của đội ngũ này. Cần có chế độ đãi ngộ, thu hút chuyên gia giỏi để nghiên cứu, tham mưu có hiệu quả trong quản lý điều hành.”
- Đối với cán bộ tín dụng: “Đây là đội ngũ tác nghiệp trực tiếp giải quyết các yêu cầu, đề nghị của khách hàng, do đó cán bộ tín dụng cần phải sâu sát với thực tế, có hiểu biết về kinh tế thị trường, nắm vững kiến thức pháp luật, thông thạo trong việc kiểm tra thẩm định dự án và có khả năng trong việc tiếp xúc, thăm dò thực tế khách hàng để thu thập thông tin và đưa ra những quyết định đúng đắn.”
Để xây dựng đội ngũ cán bộ có chuyên môn giỏi, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, làm việc tâm huyết với Agribank, Agribank Đắk Lắk cần chú trọng:
+“Phải xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực và phải có cơ chế về tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng phù hợp, đặc biệt ưu tiên cho đội ngũ làm công tác tín dụng.”
+ Tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ tín dụng: “Xây dựng tiêu chuẩn đối với đội ngũ cán bộ tín dụng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, tin học, các kiến thức về pháp luật, thị trường, kỹ năng thẩm định, phân tích tài chính, đánh giá dự án,... có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng và tiêu chuẩn về độ tuổi(trẻ, năng động, nhiệt huyết).”
+“Thường xuyên tổ chức đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, bổ sung những kiến thức mới về quy trình nghiệp vụ, cơ chế tín dụng kịp thời cho đội ngũ cán bộ một
cách hiệu quả, thiết thực. Khuyến khích cán bộ nhân viên tự học thêm nâng cao trình độ, năng lực, động viên, hỗ trợ kịp thời cho các đối tượng này.”
+“Cải thiện môi trường làm việc: tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, phù hợp, bình đẳng nhằm phát huy hết khả năng, sở trường của mỗi cán bộ.”
+“Thực hiện việc luân chuyển cán bộ trong quản lý khách hàng từ địa bàn này sang địa bàn khác, hoặc cán bộ quản lý từ chi nhánh này sang chi nhánh khác, nhằm hạn chế những tiêu cực do những mối quan hệ được tạo lập quá lâu, đồng thời tạo điều kiện để cán bộ tiếp cận với những môi trường mới, khách hàng mới khác nhau từ đó sẽ tích lũy được kinh nghiệm và khả năng thích ứng cũng như việc xử lý công việc được đa dạng và nhanh chóng.”
+“Thực hiện cơ chế tiền lương, tiền thưởng phù hợp với vị trí, kết quả thực hiện công việc, khuyến khích động viên vật chất, tinh thần cho cán bộ, tạo động lực khí thế thi đua thực hiện nhiệm vụ.”
+ Có chính sách thưởng, phạt nghiêm khắc đối với những người làm công tác tín dụng.