9. KẾT CẤU LUẬN VĂN
2.2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng tại Agribank Đăk Lắk giai đoạn 2011-2016
16,60% so với năm 2015.
2.2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng tại Agribank Đăk Lắk giai đoạn 2011-2016. 2016.
“Trong giai đoạn 2011-2016 nền kinh tế đất nước nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng vẫn còn gặp nhiều khó khăn với các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt thấp so với mục tiêu đề ra. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt tốc độ tăng trưởng thấp, thiên tai, dịch bệnh diễn ra trên diện rộng. Sản lượng, giá cả các mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh (như cà phê, cao su) đều giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước; hoạt động kinh doanh của một số doanh nghiệp bị ngừng trệ, chậm phục hồi; năng lực tài chính bị giảm sút do giá trị hàng tồn kho và công nợ tiếp tục gia tăng; đặc biệt nợ thuế tồn đọng của các doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu. Những nguyên nhân trên góp phần làm cho nợ quá hạn, nợ xấu của Agribank Đắk Lắk có xu hướng gia tăng nhẹ trong thời gian qua.”
Chất lượng tín dụng của Agribank Đắk Lắk gần đây đã được kiểm soát chặt chẽ, có hệ thống nên tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn cơ bản đã được kiểm soát và chất lượng tín dụng dần được cải thiện, có xu hướng tăng lên. Mặc dù vậy, tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ vẫn còn ở mức cao.
Bảng 2.6 - Tình hình nợ quá hạn giai đoạn 2011 – 2016 Đơn vị tính: tỷ đồng Stt Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1 Nợ quá hạn 445 555 443 710 713 689 - Nợ quá hạn đến 90 ngày 254 333 205 389 414 399 - Nợ quá hạn đến 180 ngày 24 57 65 108 73 24 - Nợ quá hạn đến 360 ngày 70 46 57 66 114 88
- Nợ quá hạn trên 360 ngày 97 119 116 147 112 178
2 Tổng dư nợ 8.219 8.997 10.584 10.327 10.906 11.775 3 Tỷ lệ nợ quá hạn(%) 5,41% 6,17% 4,19% 6,88% 6,54% 5,85%
Nguồn: Báo cáo thường niên của Agribank Đắk Lắk 2011-2016
“Trong những năm qua một trong những vấn đề mà Ban Giám đốc Agribank Đắk Lắk luôn quan tâm và chỉ đạo xuyên suốt từ những tháng đầu năm đó chính là vấn đề nợ quá hạn. Vì đây, chính là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh.”Qua số liệu về tình hình nợ quá hạn tại bảng 2.6 ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng ổn định và ở mức cho phép của NHNN và của Agribank từ 4% đến hơn 7% trên tổng dư nợ, cụ thể: năm 2011 tỷ lệ nợ quá hạn là 5,41%, năm 2012 là 6,17%, năm 2013 là 4,19%, năm 2014 là 6,88%, năm 2015 là 6,54% và năm 2016 là 5,85%. Tuy nhiên, xét về số tuyệt đối thì nợ quá hạn có xu hướng gia tăng từ 445 tỷ đồng năm 2011 thì đến năm 2016 tăng lên là 689 tỷ đồng. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế trong nước và địa phương vẫn còn khó khăn nên ảnh hưởng đến tình hình tài chính của khách hàng vay vốn. Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn ở mức thấp hơn giới hạn cho phép của NHNN và Agribank nhưng nó vẫn còn cao hơn so với mục tiêu kế hoạch đặt ra hàng năm của chi nhánh là khống chế nợ quá hạn dưới 5% và tỷ lệ nợ xấu dưới 2,5%.
Bảng 2.7 - Tình hình nợ xấu giai đoạn 2011 – 2016 Đơn vị tính: tỷ đồng Stt Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1 Tổng dư nợ 8.219 8.997 10.584 10.327 10.906 11.775 - Nhóm 1 7.774 8.442 10.141 9.617 10.193 11.086 - Nhóm 2 254 333 205 389 414 399 - Nhóm 3 24 57 65 108 73 24 - Nhóm 4 70 46 57 66 114 88 - Nhóm 5 97 119 116 147 112 178 2 Tổng nợ xấu 191 222 238 321 299 290 3 Tỷ lệ nợ xấu(%) 2,32% 2,47% 2,25% 3,11% 2,74% 2,46%
Nguồn: Báo cáo thường niên của Agribank Đắk Lắk 2011-2016
“Hoạt động tín dụng của Agribank Đắk Lắk là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của chi nhánh, nguy cơ RRTD luôn tiềm tàng trong hoạt động tín dụng. Quy mô tín dụng càng được mở rộng bao nhiêu thì khả năng xảy ra RRTD cũng sẽ lớn bấy nhiêu. Trong những năm gần đây, các ngân hàng ngày càng có xu hướng mở rộng quy mô hoạt động tín dụng cũng như việc mở rộng, đa dạng các sản phẩm tín dụng nó khiến tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của Agribank Đắk Lắk cũng tăng theo, do đó làm tăng nguy cơ nợ quá hạn; nguy cơ đọng vốn, mất vốn và dễ dẫn đến các khó khăn kéo theo trong hoạt động tín dụng như khó khăn trong việc cấp tín dụng cho các khách hàng khác, giảm lợi nhuận của ngân hàng,...”
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk với sự hiện diện của 31 TCTD khác nhau và 11 Quỹ tín dụng nhân dân thì thị phần tín dụng ngày càng thu hẹp.“Với thị trường tín dụng đầy tính cạnh tranh, việc các ngân hàng tranh giành thị phần và tình trạng lôi kéo khách hàng lẫn nhau, buộc các ngân hàng phải cạnh tranh với nhau bằng nhiều hình thức trong đó có việc nới lỏng hơn các yêu cầu, điều kiện cấp tín
dụng, như ưu đãi về lãi suất, tỷ lệ cho vay so với tài sản đảm bảo cao hơn,... Điều này một mặt làm tăng tính linh động của thị trường tín dụng nhưng ở một khía cạnh nào đó việc nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng sẽ làm gia tăng rủi ro của các khoản vay do không có “lá chắn” là các yêu cầu, điều kiện khắt khe như trước; giảm khả năng phòng ngừa trước rủi ro của các ngân hàng trong đó có Agribank Đắk Lắk.”
Tỷ lệ nợ xấu trong các năm qua được kiểm soát rất chặt chẽ, từ năm 2011 đến năm 2013 tỷ lệ nợ xấu đều ở mức dưới 2,5% trên tổng dư nợ, lần lượt là: cụ thể năm 2,32%, 2,47%, và 2,25%. Tuy năm 2014 tỷ lệ nợ xấu tăng lên 3,11%, nhưng đây cũng là khó khăn chung của ngành ngân hàng trong năm 2014 và đến năm 2015 thì tỷ lệ nợ xấu đã được chi nhánh khống chế về mức 2,74% và năm 2016 chỉ còn 2,46% đạt mục tiêu của chi nhánh đề ra (<2,5%). Tuy tỷ lệ nợ xấu trong những năm qua được khống chế theo mức cho phép của Agribank nhưng nợ xấu tiểm ẩn hiện nay vẫn còn rất lớn và là vấn đề mà ban lãnh đạo Agribank Đắk Lắk luôn hết sức lưu tâm và chỉ đạo xuyên suốt trong quá trình điều hành nhằm khống chế nợ xấu phát sinh.