9. KẾT CẤU LUẬN VĂN
3.2.1 Hoàn thiện mô hình quản lý tín dụng tập trung
Kiện toàn bộ phận thẩm định tại chi nhánh, đảm bảo sự độc lập giữa cấp tín dụng và quản lý khoản vay. “Quy trình này phân tách bộ phận tín dụng thành các bộ phận chuyên môn khác nhau độc lập vê chức năng như: Bộ phận quan hệ khách hàng( tập trung chủ yếu vào hoạt động tiếp thị, tiếp xúc khách hàng, đàm phán,...), bộ phận quản lý RRTD( thực hiện phân tích, thẩm định độc lập và ra các ý kiến về cấp tín dụng cũng như giám sát quá trình thực hiện các quyết định tín dụng của bộ phận quan hệ khách hàng,...), bộ phận quản lý nợ ( thực hiện lưu trữ hồ sơ, nhập hệ thống máy tính và theo dõi, giám sát khoản vay, thu nợ, thu lãi). Việc phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm pháp lý của từng bộ phận nhằm đảm bảo tính khách quan trong đánh giá chất lượng công việc, phát hiện kịp thời các dấu hiệu của RRTD từ đó có biện pháp thích hợp, kịp thời ngăn ngừa rủi ro phát sinh.”
Với mô hình này, bộ phận quan hệ khách hàng của chi nhánh chịu trách nhiệm tìm kiếm, phát triển, chăm sóc khách hàng. Bộ phận này sẽ tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn, sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ và các thông tin liên quan đến khách hàng cho bộ phận phân tích tín dụng.
Bộ phận phân tích tín dụng kiểm tra thông tin, thu thập các thông tin bổ sung qua các kênh thông tin lưu trữ ngân hàng, hỏi thông tin qua Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam(CIC), cơ quan thuế, tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng,... Trên cơ sở các thông tin đó, bộ phận phân tích tín dụng thực hiện phân tích, đánh giá các thông tin liên quan đến khách hàng như: tình hình tài chính, phương án/dự án vay vốn đến các nội dung về đảm bảo tiền vay. Bộ phận phân tích tín dụng trực tiếp báo cáo kết quả, phân tích, đánh giá khách hàng lên người phê duyệt tín dụng. Kết quả phê duyệt tín dụng sẽ được chuyển cho bộ phận phân tích tín dụng để lưu trữ thông tin và chuyển cho bộ phận tác nghiệp để thực hiện các khâu tiếp theo trong quy trình tín dụng.
Với việc hoàn thiện mô hình này sẽ giúp cho Agribank chi nhánh Đắk Lắk khai thác thông tin tín dụng được đầy đủ, kiểm tra và giám sát hoạt động tín dụng từ hội sở, đồng thời giúp dự báo, phòng ngừa rủi ro từ xa. Đặc biệt triển khai một cách đồng bộ hệ thống phần mềm quản lý thông tin ngân hàng và phần mềm tin học ngân hàng. Từ đó mới đảm bảo dữ liệu được quản lý, xử lý tập trung, nâng cao hiệu quả và chất lượng thông tin.
Mô hình quản lý tín dụng tập trung sẽ giúp Trung tâm điều hành thực hiện chức năng quản lý và kiểm soát tín dụng trực tuyến thông qua hệ thống IPCAS“(phần mềm hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán do World Bank tài trợ)”. Đây là một trong những điều kiện cần thiết để Agribank thực hiện tái cấu trúc theo mô hình ngân hàng hai cấp. Trong đó, đặc biệt quan trọng là khả năng kiểm soát tín dụng tập trung và khả năng cho vay trực tiếp của Trung tâm điều hành theo những yêu cầu thực tế. Tuy nhiên, phần mềm này còn chưa khai thác đồng bộ ở tất cả các chi nhánh trên cả nước. Do vậy, chưa khai thác được hết ưu điểm của phần mềm này trong quản lý rủi ro nói chung và quản lý rủi ro tín dụng nói riêng.
Việc áp dụng mô hình này cũng sẽ hỗ trợ việc kiểm soát hạn mức cho vay đối với từng chi nhánh trong hệ thống cũng được giải quyết đáng kể, bao gồm: hạn mức cho vay theo ngành, theo lĩnh vực hoạt động, hạn mức cho vay theo từng khách hàng cụ thể. Từ đó, mới giảm thiểu được rủi ro có thể xảy ra nếu cả hệ thống Aribank đầu tư quá lớn vào một lĩnh vực sản xuất hay một khách hàng lớn.