9. KẾT CẤU LUẬN VĂN
2.3.5 Khắc phục rủi ro tín dụng
2.3.6.1 Cơ cấu lại nợ cho khách hàng
Thực hiện quy định nội bộ về quản lý chất lượng tín dụng, phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật, trong các năm từ 2011-2016, nhằm mục đích tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, giúp khách hàng khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh Agribank Đắk Lắk thường xuyên tiến hành cơ cấu lại nợ cho khách hàng, đặc biệt trong các năm 2012-2016.
Bảng 2.8 - Tình hình nợ cơ cấu giữ nguyên nhóm nợ 2012 – 2016
Đơn vị tính: tỷ đồng Stt Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 - Giữ nguyên nhóm 1 182 243 578 250 136 - Giữ nguyên nhóm 2 71 125 387 165 78 Tổng cộng 253 368 965 415 214
Trong giai đoạn từ 2012-2016, Agribank Đắk Lắk đã thực hiện cơ cấu, xác định lại thời hạn trả nợ cho các khách hàng vay vốn theo các Quyết định số 780/QĐ-NHNNngày 23/04/2012 và Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 của NHNN với tổng dư nợ cơ cấu giữ nguyên nhóm nợ là 2.215 tỷ đồng.
+ Số dư các khoản nợ được cơ cấu giữ nguyên nhóm 1 là: 1.389 tỷ đồng; + Số dư các khoản nợ được cơ cấu giữ nguyên nhóm 2 là: 826 tỷ đồng.
“Ngay từ đầu năm Giám đốc chi nhánh đã quan tâm đến công tác phân tích nợ xấu, nợ quá hạn, nợ cơ cấu lại thời hạn để tìm nguyên nhân, đề ra các biện pháp thu hồi bằng việc thành lập các đoàn kiểm tra chuyên đề để phân tích nợ. Thành lập Ban chỉ đạo xử lý nợ tại chi nhánh do đồng chí Giám đốc làm trưởng ban, hàng tháng tổ chức họp đánh giá kết quả đã thực hiện được trong tháng và đề ra kế hoạch, nhiệm vụ của tháng tiếp theo. Tại các chi nhánh, Phòng giao dịch có nợ xấu, nợ quá hạn, nợ cơ cấu cao cũng thành lập các tổ phân tích nợ do các đồng chí Phó Giám đốc phụ trách chỉ đạo.” Nhờ vậy, đến cuối 31/12/2016 số dư nợ cơ cấu lại giảm hẳn chỉ còn 777 tỷ đồng, trong đó:
+ Số dư các khoản nợ được cơ cấu giữ nguyên nhóm 1 là: 459 tỷ đồng; + Số dư các khoản nợ được cơ cấu giữ nguyên nhóm 2 là: 318 tỷ đồng.
2.3.6.2 Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và thu nợ xử lý rủi ro
- Dự phòng chung: Agribank Đắk Lắk thực hiện trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,75% tổng dư nợ và giá trị cam kết ngoại bảng từ nhóm 1 đến nhóm 4.
- Dự phòng cụ thể: Agribank Đắk Lắk áp dụng tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với năm (5) nhóm nợ nêu trên như sau:
Nhóm 1: 0%; Nhóm 2: 5%; Nhóm 3: 20%; Nhóm 4: 50%; Nhóm 5: 100%. Riêng đối với các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý, Hội đồng Thành viên hướng dẫn trích lập dự phòng theo khả năng tài chính của Agribank trong từng thời kỳ.
Ngay từ đầu năm, Agribank Đắk Lắk đã sớm chỉ đạo các đơn vị chủ động trong việc dự kiến trích lập dự phòng và xử lý rủi ro. Các đơn vị đã nghiêm túc thực hiện việc trích lập dự phòng rủi ro theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN và văn bản số 450/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/05/2014 của Hội đồng Thành viên về ban hành Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động của Agribank.
Tính đến 31/12/2016, toàn bộ các khoản cho vay đều được chi nhánh trích đúng và đủ dự phòng RRTD theo kết quả phân loại nợ. Vì số tiền dự phòng rủi ro được hạch toán vào chi phí nên nó ảnh hưởng đến lợi nhuận của chi nhánh. Việc sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý rủi ro đối với các khoản nợ xấu thực chất là chỉ làm sạch bảng cân đối tài chính, các ngân hàng cho vay, các cá nhân có liên quan có trách nhiệm tìm mọi biện pháp tiếp tục đôn đốc thu hồi toàn bộ các khoản nợ đã xử lý rủi ro để giảm thiệt hại xuống mức thấp nhất và lành mạnh hóa tình hình tài chính, bằng nhiều biện pháp kể cả việc phát mại tài sản bảo đảm và khởi kiện ra cơ quan pháp luật. Tình hình trích lập dự phòng và thu hồi nợ xử lý rủi ro qua các năm của chi nhánh như sau:
Bảng 2.9 – Kết quả TLDP và thu hồi nợ XLRR giai đoạn 2011–2016
Đơn vị tính: tỷ đồng Stt Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1 Tổng dư nợ 8.219 8.997 10.584 10.327 10.906 11.775 2 Tỷ lệ nợ xấu 2,32% 2,47% 2,25% 3,11% 2,74% 2,46% 3 Số đã trích lập DPRR 97 116 134 115 61 155 4 XLRR bằng nguồn DPRR 73 128 97 78 17 133 5 Thu nợ XLRR(gốc+ lãi) 86 69 78 66 62 73 6 Dư nợ XLRR 239 314 342 354 324 410
2.3.6.3 Chủ động bán nợ trong quản lý rủi ro tín dụng
Một trong các giải pháp quan trọng để thực hiện giảm thiểu nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu là bán nợ cho VAMC. Theo đó, Giám đốc Agribank Đắk Lắk đã chỉ đạo tới các chi nhánh, Phòng giao dịch thực hiện rà soát tổng hợp các khoản nợ xấu đủ điều kiện bán nợ cho VAMC, thành lập tổ rà soát, hoàn thiện hồ sơ, thủ tục bán nợ xấu cho VAMC theo Thông tư số 19/TT-NHNN ngày 06/09/2013 của Thống đốc NHNN; tổng số nợ xấu chi nhánh đã ký kết hợp đồng và hoàn thiện thủ tục bán nợ cho VAMC; số dư nợ xấu đã bán cho VAMC trong năm 2014 là 159 tỷ đồng; năm 2015 là 527 tỷ đồng và năm 2016 là 59 tỷ đồng. Chi nhánh cũng triển khai quyết liệt các biện pháp thu hồi nợ nợ bán VAMC như phát mãi tài sản đảm bảo qua trung tâm bán đấu giá, khởi kiện ra tòa, thi hành án nhằm giảm thiểu chi phí trích lập dự phòng trái phiếu đặc biệt, củng cố năng lực tài chính, nên trong năm 2014 là 3 tỷ đồng; năm 2015 là 116 tỷ đồng và năm 2016 chi nhánh cũng thu hồi nợ đã bán cho VAMC là 115 tỷ đồng. Số dư nợ VAMC còn lại đến 31/12/2016 là 511 tỷ đồng.
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Agribank Đắk Lắk)