Kiểm tra và giám sát tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đắk lắk (Trang 76 - 78)

9. KẾT CẤU LUẬN VĂN

2.3.4 Kiểm tra và giám sát tín dụng

“Tại Agribank nơi cho vay có trách nhiệm và có quyền kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng nhằm đôn đốc khách hàng thực hiện đúng và đầy đủ những cam kết đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay.”

Kiểm tra trước khi cho vay và trong khi cho vay: “Agribank nơi cho vay thực hiện kiểm tra hồ sơ vay vốn, xem xét, đánh giá tính khả thi, hiệu quả của dự án, phương án vay vốn, khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng và các điều kiện cho vay, quyết định cho vay theo quy định. Agribank khi giải ngân khoản vay phải kiểm

tra mục đích sử dụng tiền vay; kiểm tra việc thực hiện các điều kiện đã thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng tín dụng; hợp đồng bảo đảm tiền vay; kiểm tra chứng từ giải ngân theo quy định.”

Kiểm tra, giám sát sau khi cho vay: “Agribank nơi cho vay phải thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay sau khi giải ngân(bao gồm cả các khoản vay trong thẩm quyền quyết định cho vay và các khoản vay được phê duyệt vượt thẩm quyền). Việc kiểm tra sử dụng vốn vay thực hiện lần đầu chậm nhất trong vòng 30 ngày đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cư trú tại đô thị(thị trấn, phường); và chậm nhất trong vòng 60 ngày đối với hộ gia đình, cá nhân cư trú tại địa bàn nông thôn.”

Mục đích của việc kiểm tra bảo đảm cán bộ quản lý khoản vay phải nắm bắt được tình hình sử dụng vốn vay, hoạt động kinh doanh của khách hàng để đề xuất cho vay tiếp theo hay xử lý thu hồi nợ.

Nội dung kiểm tra, giám sát bao gồm: “Việc sử dụng vốn vay theo mục đích đã ghi trong hợp đồng tín dụng; Biện pháp tổ chức triển khai và tiến độ thực hiện dự án, phương án; đánh giá hiệu quả và khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn; Hiện trạng, tình hình biến động, thay đổi tài sản bảo đảm tiền vay(số lượng, giá trị,...); Nguồn thu nhập của khách hàng vay(từ dự án, tiền lương, thu nhập khác); tình hình tài chính doanh nghiệp; đánh giá tiến độ và khả năng trả nợ; Thu thập thông tinm thực hiện chấm điểm xếp hạng khách hàng theo quy định của Agribank; Xác định mức độ thiệt hại của dự án, phương án đầu tư, của khách hàng vay khi xảy ra rủi ro bất khả kháng(bão, lũ lụt, cháy nổ, dịch bệnh,...).”

Tuy nhiên, do số lượng khách hàng lớn khoảng trên 72.000 khách hàng, địa bàn cho vay rộng, địa hình khó khăn, lực lượng cán bộ tín dụng lại mỏng nên công tác kiểm tra, giám sát sau khi cho vay chỉ chọn mẫu, nhiều lúc mang tính đối phó, chưa kịp thời, nên chất lượng kiểm tra không cao, chưa kịp thời phát hiện các tồn tại, sai sót để có những biện pháp xử lý kịp thời.

Tại Agribank Đắk Lắk căn cứ vào quy chế của Hội đồng Thành viên Agribank, Tổng Giám đốc, hàng năm Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại chi

nhánh xây dựng chương trình, kế hoạch công tác bám sát theo nội dung chương trình công tác của Agribank và chỉ đạo của Giám đốc Agribank Đắk Lắk phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và biên chế của phòng; bên cạnh đó phối hợp chặt chẽ với chương trình kiểm tra chuyên đề của các phòng nghiệp vụ, và bố trí cán bộ có trình độ, có năng lực, phẩm chất tốt, am hiểu pháp luật để kiểm tra theo Đề cương kiểm tra và chương trình kiểm tra. Thông qua hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại chi nhánh, tham mưu cho Ban Giám đốc chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chấn chỉnh, uốn nắn, sửa sai kịp thời những sai sót trong công tác tín dụng giúp cán bộ tác nghiệp ngày càng trao dồi đạo đức và nâng cao trình độ, ý thức nghề nghiệp. Hoặc cũng có thể kiểm tra đột xuất, theo vụ việc để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, sai sót đề xuất các biện pháp xử lý kịp thời, nhằm ngăn ngừa, hạn chế rủi ro xảy ra trong công tác tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đắk lắk (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)