9. KẾT CẤU LUẬN VĂN
3.2.6 Thực hiện các biện pháp phân tán rủi ro và tài trợ rủi ro
3.2.6.1 Bảo hiểm tín dụng
“Bảo hiểm tín dụng là hình thức chuyển một phần hoặc toàn bộ rủi ro trong tín dụng cho các tổ chức bảo hiểm. Đây là hình thức được áp dụng rất phổ biến ở các nước có nền tài chính phát triển nhưng lại khá mới ở nước ta.”
“Lĩnh vực đầu tư tín dụng chủ yếu của Agribank Đắk Lắk vẫn là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực chịu nhiều tác động và tiềm ẩn nhiều rủi ro, do dó ngân hàng nên khuyến khích khách hàng mua bảo hiểm cho các khoản vay cũng như sản phẩm của mình để giảm thiểu rủi ro, đây là biện pháp rất an toàn và hiệu quả cao.”Có các hình thức bảo hiểm như sau:
-“Ngân hàng có thể đề nghị khách hàng vay vốn mua bảo hiểm cho ngành nghề kinh doanh của họ. Đây là biện pháp mà khách hàng chủ động trang bị cho mình một sự bảo đảm khi hoạt động sản xuất kinh doanh gặp rủi ro. Nguồn thu nhập từ việc thanh toán khoản bồi thường bảo hiểm sẽ giúp cho họ trang trải được phần nào khoản vay ngân hàng.”
-“Ngân hàng có thể cung cấp sản phẩm bảo hiểm tiền vay và khuyến khích khách hàng tham gia khi vay tiền.”
-“Ngân hàng trực tiếp mua bảo hiểm của các tổ chức bảo hiểm chuyên nghiệp. Đây chính là biện pháp mà ngân hàng san sẻ rủi ro của mình với các tổ chức bảo hiểm.”
3.2.6.2 Cơ cấu lại nợ cho khách hàng
“Đối với các khoản nợ xấu phát sinh do nguyên nhân khách quan, như cơ chế chính sách không phù hợp, thiên tai, lũ lụt, hạn hán, mất mùa,... khách hàng vẫn còn hoạt động sản xuất kinh doanh, có thiện chí trả nợ, có phương án sản xuất kinh doanh mới hoặc phương án khắc phục lỗ hiệu quả và khả thi, phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh được Agribank Đắk Lắk đánh giá là có khả năng trả nợ theo kỳ hạn được cơ cấu thì Agribank Đắk Lắk có thể xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng nhằm tháo gỡ khó khăn, giảm sức ép trả nợ đến hạn, giúp khách hàng có điều kiện để duy trì sản xuất kinh doanh có có nguồn thu để trả nợ cho ngân hàng.”
3.2.6.3 Sử dụng quỹ dự phòng để xử lý rủi ro
Sử dụng quỹ dự phòng để xử lý rủi ro là việc ngân hàng cho vay hạch toán chuyển những khoản nợ rủi ro từ ngoại bảng ra ngoại bảng theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN của NHNN Việt Nam.“Thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ, tránh tình trạng vì kết quả kinh doanh của chi nhánh mà không phản ánh đúng thực trạng chất lượng tín dụng, không tuân thủ tính chính xác trong phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Đồng thời, cần phải chủ động phân loại nợ theo tính chất, khả năng thu hồi của khoản vay, kiên quyết chuyển nợ quá hạn đối với các trường hợp vi phạm hợp đồng tín dụng có nguy cơ gây ra rủi ro và hạ bậc nợ, thực hiện trích lập dự phòng nhằm bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra.”
3.2.6.4 Bán nợ cho công ty quản lý tài sản(VAMC)
“Theo tinh thần của Nghị định 53/2013/NĐ-CP ngày 18/03/2013 của Thủ Tướng Chính Phủ và hường dẫn tại Thông tư 19/2013/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước thì Tổ chức tín dụng có nợ xấu từ 3% so với tổng dư nợ trở lên phải bán nợ cho VAMC. Đây là một chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và các Tổ chức tín dụng; giúp các tổ chức tín dụng giảm bớt gánh nặng về tài chính, có thời gian và điều kiện để cơ cấu lại nợ ngân hàng.”Agribank Đắk Lắk nên tranh thủ bán tất cả các khoản nợ xấu đủ điều kiện theo quy định của VAMC và khó có khả năng thu hồi hoặc thu hồi được phải mất thời gian khá lâu(trên 3 năm) nhằm:
- Giảm tỷ lệ nợ xấu xuống dưới tỷ lệ cho phép;
- Sử dụng trái phiếu đặc biệt vay tái cấp vốn từ NHNN để thực hiện đầu tư cho nền kinh tế;
- Có thêm nhiều thời gian để triển khai các giải pháp thu hồi nợ từ các khoản nợ xấu khó đòi, các khoản nợ do khách hàng cố tình chây ỳ, không hợp tác.