Định hướng tăng cường quản lý rủi ro tín dụng của Agribank Đắk Lắk

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đắk lắk (Trang 91 - 94)

9. KẾT CẤU LUẬN VĂN

3.1.2 Định hướng tăng cường quản lý rủi ro tín dụng của Agribank Đắk Lắk

3.1 Bối cảnh kinh tế tại Đắk Lắk và định hướng tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank Đắk Lắk tín dụng tại Agribank Đắk Lắk

3.1.1 Bối cảnh kinh tế tại Đắk Lắk. 3.1.1.1 Tiềm năng kinh tế - xã hội: 3.1.1.1 Tiềm năng kinh tế - xã hội:

“Nằm ở ví trí trung tâm khu vực Tây Nguyên, Đắk Lắk được xác định là vùng kinh tế động lực của cả khu vực. Với diện tích tự nhiên 13.125Km2, dân số tính đến năm 2015 là 1.853.700 người, mật độ dân số 141 người/Km2. Thế mạnh chủ lực của Đắk Lắk là tài nguyên rừng và chuyên canh cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, hồ tiêu,....”(Nguồn: Niêm Giám thống kê tỉnh Đắk Lắk năm 2015)

Một số chỉ tiêu kinh tế đến năm 2015 như sau: Giá trị tổng sản phẩm năm 2015 (tính theo giá so sánh 1994) tăng 8,4% so với năm 2014. Trong đó, Nông, lâm nghiệp tăng 5,1%; Công nghiệp – xây dựng tăng 9,9%; Thương mại dịch vụ tăng 11,8%. Do giá nông sản đang ở mức cao nên diện tích trồng mới một số cây công nghiệp đang tiếp tục tăng, đây cũng là lý do giúp gia tăng dư nợ tín dụng trong hoạt động ngân hàng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 31,4 triệu đồng. Thu cân đối ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 3.300 tỷ đồng.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã có khoản 41 TCTD đang hoạt động, tính đến 31/12/2016 về thị phần huy động vốn, Agribank Đắk Lắk chiếm 26,04% /tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn, dư nợ cho vay chiếm 18,59%/tổng dư nợ cho vay của các TCTD trên địa bàn, tỷ lệ nợ xấu 2,46% vẫn còn cao hơn nợ xấu bình quân của các TCTD trên địa bàn ( 1,7%).

3.1.2 Định hướng tăng cường quản lý rủi ro tín dụng của Agribank Đắk Lắk Lắk

“Bước vào giai đoạn mới hội nhập sâu rộng hơn, toàn diện hơn, nhưng đồng thời cũng phải đối mặt nhiều hơn với cạnh tranh, thách thức, sau khi Việt Nam cam kết mở cửa hoàn toàn thị trường tài chính–ngân hàng, Agribank xác định kiên trì mục tiêu và định hướng phát triển theo hướng Tập đoàn tài chính–ngân hàng mạnh, hiện đại có uy tín trong nước, vươn tầm ảnh hưởng ra thị trường tài chính khu vực và thế giới.” Những năm tiếp theo, Agribank xác định mục tiêu chung là tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò NHTM hàng đầu, trụ cột trong đầu tư vốn cho nền kinh tế đất nước, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nông thôn, kiên trì bám trụ mục tiêu hoạt động cho “ Tam nông ”. Tập trung toàn hệ thống và bằng mọi giải pháp để huy động tối đa nguồn vốn trong và ngoài nước. Duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý.

Căn cứ mục tiêu hoạt động của Agribank giai đoạn 2016–2020:“tiếp tục là ngân hàng chủ chốt trong hệ thống các TCTD Việt Nam trực tiếp đảm trách và thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước về hỗ trợ phát triển và cung cấp các dịch vụ tài chính cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân.” Giữ vững và phát huy là một NHTM nhà nước có vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ, nông thôn; tập trung “xây dựng Agribank thành ngân hàng hiện đại, hội nhập quốc tế phù hợp với phát triển hệ thống ngân hàng và phát triển kinh tế xã hội của cả nước, có khả năng cạnh tranh, giữ vững vai trò chủ lực trên thị trường tiền tệ, tín dụng ở nông thôn, đáp ứng các nhu cầu vốn vay có hiệu quả phục vụ sản xuất nông nghiệp, cung ứng sản phẩm dịch vụ chất lượng cao, hoạt động kinh doanh tăng trưởng- an toàn- hiệu quả - bền vững”.

3.1.2.2 Định hướng quản lý rủi ro tín dụng của Agribank

Mặc dù trong những năm qua, hoạt động tín dụng của Agribank đã đạt được những thành công nhất định, chất lượng tín dụng ngày càng được cải thiện song hệ thống quản lý RRTD hiện tại chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý đề ra hiện nay. Đồng thời, trước những cơ hội và thách thức, định hướng về quản lý RRTD của Agribank tập trung vào những nội dung chính sau:

- Xây dựng mô hình quản lý rủi ro tập trung, thống nhất và độc lập, có sự tham gia của Hội đồng Thành viên, các Ủy ban, Ban điều hành và các Ban/Trung tâm.

- Xây dựng và hoàn thiện các chính sách, quy trình, thủ tục quản lý rủi ro phù hợp với chuẩn mực trong khu vực và quốc tế, từ đó giúp Agribank xác định, đo lường, theo dõi và kiểm soát RRTD phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả nhất.

- Cải tiến phương pháp đo lường, kiểm soát và hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro để hỗ trợ hiệu quả cho các hoạt động kinh doanh và công tác quản lý rủi ro.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin khách hàng, hệ thống thông tin ngành và thị trường, đảm bảo đáp ứng tốt các yêu cầu về quản lý RRTD. Xây dựng hệ thống phân tích, chấm điểm khách hàng tập trung, làm cơ sở trước khi đưa ra quyết định cấp tín dụng.

- Tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại để nâng cao nhận thức, trình độ, vai trò của công tác phòng ngừa và quản lý rủi ro; chú trọng học tập kinh nghiệm về quản lý rủi ro của những nước tiên tiến và những nước có điều kiện kinh tế xã hội tương đồng Việt Nam.

- Tổ chức những khóa học về quản lý RRTD theo tiêu chuẩn Basel II. Xây dựng văn hóa quản lý rủi ro theo thông lệ quốc tế song phải căn cứ vào tình hình, đặc điểm của Agribank.

3.1.2.3 Định hướng phát triển của Agribank Đắk Lắk.

“Mục tiêu của Agribank Đắk Lắk là tiếp tục phát triển mạnh mẽ các hoạt động kinh doanh gắn với định hướng phát triển của Agribank, hoàn thành tốt tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ kinh doanh chủ yếu nhằm tạo lập vị thế tương xứng với các đơn vị trong khu vực Tây Nguyên thuộc hệ thống Agribank quản lý. Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vốn cho việc phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, củng cố và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đặc biệt chú trọng đổi mới cơ bản về thái độ và tác phong giao dịch nhằm nâng

cao năng lực cạnh tranh, góp phần giữ vững vị thế là NHTM chủ lực hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.”Thường xuyên cải tiến, nâng cao chất lượng phục vụ góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu tổng quát của ngành nhằm xây dựng Agribank trở thành “Tập đoàn tài chính - ngân hàng mạnh, hiện đại có uy tín trong nước, vươn tầm ảnh hưởng ra thị trường tài chính khu vực và thế giới”. Định hướng cụ thể đến năm 2020 của chi nhánh như sau:

- Về huy động vốn: phấn đấu tăng trưởng nguồn vốn bình quân hàng năm là 10% đến 12%.

- Về tăng trưởng tín dụng: tăng trưởng tín dụng phải đi đôi với chất lượng, an toàn, hiệu quả và đảm bảo nguyên tắc có tăng trưởng nguồn vốn mới tăng trưởng tín dụng; phấn đấu mức tăng trưởng bình quân hàng năm là từ 10% đến 12%.

- Nợ xấu: Kiểm soát và hạn chế nợ xấu phát sinh đến cuối năm chiếm tỷ lệ dưới 2,5% trên tổng dư nợ.

- Thu hồi nợ đã xử lý rủi ro, nợ đọng: phấn đấu hàng năm thu hồi đạt tối thiểu bằng chỉ tiêu kế hoạch của Agribank giao.

- Doanh thu dịch vụ ngoài tín dụng: phấn đấu tăng trưởng tối thiểu từ 15% trở lên.

- Tài chính: Phấn đấu lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, hàng năm đảm bảo thu nhập cho người lao động và theo kế hoạch Agribank giao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đắk lắk (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)