Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học tích hợp trong môn đạo đức ở các trường tiểu hoc tại thủ đô viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 28 - 31)

8. Cấu trúc đề tài

1.3.3. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

Là kỹ thuật truyền thụ kiến thức thực của giáo viên, phương pháp dạy gồm có nhiều hình dạng khác nhau trong đó có sự góp phần tích cực của người học để tạo ra môi trường học tập có sinh động, hứng thú và thu hút người học [4].

Trong dạy học môn Đạo đức của Lào, các phương pháp dạy học cơ bản thường được sử dụng như:

* Phương pháp động não:

Là phương pháp dạy để giúp cho HS có ý tưởng nhanh chóng, dùng thời gian ngắn có giả thuyết về vấn đề nào đó, phần lớn là trong khi bắt đầu học bài mới hay một chủ đề nào đó.

Giáo viên đặt vấn đề để nhằm giúp HS nghiên cứu chung ( cả lớp) hoặc nghiên cứu theo nhóm sau đó học sinh trả lời hoặc góp ý càng nhiều càng tốt. Giáo viên hỗ trợ học sinh góp ý và phân biệt từng ý kiến hoặc câu trả lời của học sinh, rồi viết lên bảng mọi ý kiến sau đó giáo viên trao đổi với học sinh có những câu nào giống nhau, những câu nào khác nhau. Cuối cùng giáo viên tóm tắt, giáo viên khen ngợi học sinh và không nên phê bình những câu trả lời của học sinh, dù câu trả lời đó đúng hay sai [4].

Ví dụ: trong bài 2 môn Đạo đức lớp 3: “Giữ lời hứa”, giáo viên có thể đưa ra các câu hỏi để kích thích học sinh suy nghĩ trong một thời gian ngắn, nhằm huy động ý tưởng của học sinh để đặt ra vấn đề và huy động kiến thức đã có của học sinh: Kể lại một câu chuyện hoặc một tình huống về việc giữ lời hứa mà em đã thực hiện.

* Phương pháp sắm vai:

Phương pháp sắm vai là một cách tổ chức cho học sinh thực hiện hành vi ứng xử trong những tình huống giả định dựa trên những kinh nghiệm và kiến thức, kĩ năng của học sinh. Phương pháp này sẽ giúp cho học sinh nhận được cảm giác, cảm nghĩ và hành vi sâu sắc của mình và làm cho không khí học tập vui vẻ. Ngoài ra, còn giúp cho học sinh có kinh nghiệm ứng xử, thông cảm với người khác tăng cường sự trách nhiệm và tập luyện làm việc với người khác. Đây là phương pháp dạy học được sử dụng trong tất cả các bài học đạo đức. Phương pháp này thường được sử dụng trong cuối tiết 1 hoặc đầu tiết 2 nhằm giúp học sinh rèn luyện kĩ năng, hành vi; vận dụng kiến thức bài học để có cách ứng xử phù hợp.

* Phương pháp tổ chức trò chơi:

Phương pháp dạy học này giúp tạo nên sự hấp dẫn và vui vẻ cho học sinh. Học sinh có thể tự chơi một mình hoặc chơi cùng bạn bè dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Qua việc tham gia trò chơi trong dạy học môn Đạo đức, học sinh có cơ hội được thực nghiệm tiêu chuẩn sự đối xử mà học sinh đã và vận dụng chúng vào thực tiễn cuộc sống hàng ngày của mình.

* Phương pháp kể chuyện:

Đây là phương pháp dạy học giúp cho học sinh được luyện tập, trải nghiệm cảm xúc thông qua những nhân vật, những cách ứng xử trong các tình huống thực tế xoay quanh cuộc sống hàng ngày của học sinh.

Kể chuyện trong môn đạo đức phải lưu ý: Câu chuyện phải thích hợp với chủ đề bài học; Nhân vật làm mẫu có thể là người lớn, cùng tuổi hoặc câu chuyện có thể là các động vật những phải phù hợp với tuổi tác và tình huống của môn Đạo đức; Câu chuyện có thể là câu chuyện của Lào hoặc của nước ngoài hoặc truyện cổ Tích, chuyện hiện nay. Nhân vật trong câu chuyện đó phải là người tốt đẹp để cho học sinh lấy làm mẫu hoặc là người không tốt để học sinh tránh hoặc có thể là cả người tốt và người không tốt nhằm cho học sinh được so sánh, nhận

xét, đánh giá điều tốt và điều xấu; Những từ vựng dùng để kể chuyện phải là từ dễ hiểu có cảm giác, và có sự tưởng tượng, các nhân vật trong câu chuyện có thể là tưởng tượng (câu chuyện “Hai bạn thân” - Bài 2 môn Đạo đức lớp 3) hoặc có thể là những nhân vật có thật (câu chuyện “Anh Hùng Sythong” - Bài 8 môn Đạo đức lớp 3).

* Phương pháp thảo luận nhóm: Là cách dạy tổ chức cho học sinh được trao đổi theo nhóm, nó có lợi ích cho học sinh có cơ hội bày tỏ ý kiến của mình và giúp cho học sinh được góp phần một cách chủ động, có sự chú ý trong việc học tập, tạo cơ hội cho học sinh được trao đổi kinh nghiệm, ý tuởng hoặc giải quyết vấn đề nào đó mà liên quan đến hành vi của mình. Ngoài ra cách dạy này được tăng thêm, mở rộng kiến thức trong việc nghiên cứu để trả lời câu hỏi cùng nhau. Giáo viên đặt vấn đề hoặc câu hỏi rồi hướng dẫn học sinh trao đổi với nhau theo vấn đề đó. Sau đó giáo viên cho người thay mặt nhóm lên trình bày kết quả của sự trao đổi. Đây là phương pháp dạy học thường xuyên được sử dụng trong môn Đạo đức, có vai trò cơ bản trong việc giúp học sinh hình thành tri thức về chuẩn mực hành vi đạo đức trong bài, vừa rèn luyện năng lực giao tiếp, hợp tác cho học sinh.

* Phương pháp hỏi – đáp: Sự hỏi – trả lời là cách tổ chức nói chuyện giữa giáo viên và học sinh hoặc giữa học sinh với nhau về vấn đề nào đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Cách hỏi – cách trả lời là một hình dạng của sự trao đổi ý kiến nhưng phải có lý do với vấn đề nào đó. Cách hỏi – trả lời giúp cho học sinh tăng thêm kinh nghiệm tốt đẹp, trao đổi bài học và kinh nghiệm từ giáo viên và bạn bè. Đồng thời còn tạo nên sự tự tin cho học sinh. Trong dạy học môn Đạo đức, phương pháp này có thể sử dụng kết hợp với phương pháp kể chuyện, giải thích, quan sát, sắm vai…

Bên cạnh việc sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học, môn Đạo đức còn sử dụng kết hợp các hình thức dạy học trên lớp với tham quan, hoạt động ngoại khoá. Trong đó, tham quan là hình thức tổ chức dạy học giúp học sinh tạo

nên sự cố gắng, hăng hái trong nhóm, làm cho học sinh được trải nghiệm và học hỏi từ môi trường thực tế mà liên quan đến cuộc sống hàng ngày, làm cho học sinh nhớ được nhanh chóng, lâu dài và biết suy nghĩ với điều mình nhìn thấy, đề làm cho học sinh biết được giá trị của gia tài tự nhiên, văn hóa và làm cho học sinh thích, có sự trách nhiệm trong sự bảo vệ môi trường tự nhiên và tổ quốc. Ví dụ: Việc đi tham quan các khu vực: Chùa chiền, bảo tàng, cơ quan làm việc, các nơi quan trọng…; tham gia các lễ hội, lễ an táng của các dân tộc…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học tích hợp trong môn đạo đức ở các trường tiểu hoc tại thủ đô viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)