Xây dựng hệ thống các bài học và chủ đề dạy học tích hợp trong môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học tích hợp trong môn đạo đức ở các trường tiểu hoc tại thủ đô viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 52 - 65)

8. Cấu trúc đề tài

2.2.1. Xây dựng hệ thống các bài học và chủ đề dạy học tích hợp trong môn

sinh tiểu học thủ đô Viêng Chăn

2.2.1. Xây dựng hệ thống các bài học và chủ đề dạy học tích hợp trong môn Đạo đức Đạo đức

a. Ý nghĩa của biện pháp

Trong việc tổ chức dạy học tích hợp thông qua môn học, việc xác định những bài học có nhiều ưu thế để lựa chọn và thiết kế chủ đề dạy học tích hợp có vai trò quan trọng. Khi xây dựng được hệ thống các bài học và chủ đề dạy học tích hợp sẽ:

- Cụ thể hóa mục tiêu và nội dung tổ chức dạy học tích hợp thông qua dạy học môn Đạo đức;

- Làm cho quá trình tổ chức dạy học tích hợp trở nên linh hoạt, học sinh dễ tiếp cận và tiếp thu nội dung giáo dục.

- Việc xây dựng hệ thống các bài học và chủ đề dạy học tích hợp sẽ giúp giáo viên dễ dàng hơn trong việc thiết kế và tổ chức bài học tích hợp, các nội dung giáo dục được lồng ghép, tổ chức dạy học tích hợp sẽ mang tính chất hệ thống, khoa học hơn.

- Việc xây dựng hệ thống các bài học và chủ đề dạy học tích hợp sẽ giúp giáo viên đảm bảo được cả mục tiêu bài học của môn học và mục tiêu giáo dục tích hợp.

b. Cách thức thực hiện biện pháp

Để xây dựng được hệ thống các bài học và chủ đề dạy học tích hợp trong môn Đạo đức, giáo viên có thể tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Nghiên cứu, rà soát chương trình môn Đạo đức của Lào để xác định những bài học có nhiều ưu thế trong việc tổ chức dạy học tích hợp. Đó là những bài học có nội dung gần gũi, gắn với cuộc sống hàng ngày của học sinh, và có thể kết hợp sử dụng nhiều phương pháp và hình thức tổ chức dạy học khác nhau trong quá trình dạy học bài học.

Bước 2: Xác định mục tiêu chủ đề và mục tiêu giáo dục tích hợp trong chủ đề.

Bước 3: Đặt tên cho chủ đề dạy học tích hợp.

Bước 4: Lập bảng ma trận hệ thống các bài học và chủ đề dạy học tích hợp.

c. Ví dụ minh họa

Trên cơ sở các bước tiến hành ở trên, chúng tôi đã nghiên cứu nội dung môn Đạo đức của Lào và xây dựng một số chủ đề dạy học tích hợp với nội dung gần gũi với thực tiễn của HS để giúp khai thác những kiến thức, rèn luyện các kĩ năng nhằm hình thành cho HS khả năng vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn.

Hệ thống các bài học và chủ đề dạy học tích hợp thông qua môn Đạo đức lớp 3 được trình bày trong bảng sau:

TT Bài học Mục tiêu bài học Tên chủ

đề Mục tiêu chủ đề tích hợp 1 Quý trọng những người lãnh đạo vĩ đại. - Nắm được tên và tiểu sử của các vị lãnh đạo. - Nêu được các hành vi nên làm thể hiện sự quý trọng và biết ơn các vị lãnh đạo. - Nêu được những thành tích, đạo đức cách mạng của các anh hùng dân tộc đối với tổ quốc.

Noi gương những người anh hùng của dân tộc Lào

- Nêu được tên và tiểu sử của các vị lãnh đạo và những Anh hùng liệt sĩ mà em biết.

- Nêu được một số sự kiện lịch sử tiêu biểu của Lào và vai trò trong cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc của các anh hùng dân tộc.

- Tinh thần yêu thương, hi sinh vì tổ quốc

- Biết ơn, biết chia sẻ buồn đau với những gia đình

TT Bài học Mục tiêu bài học Tên chủ đề Mục tiêu chủ đề tích hợp 2 Yêu quý những người có công với tổ quốc. - Nêu được những hành vi ứng xử với những thương binh.

- Bày tỏ biết ơn những Anh hùng liệt sĩ .

thương binh và những Anh hùng liệt sĩ.

- Ham học sâu hơn môn lịch sử Lào trong lớp tiếp theo.

- Lấy phong cách các ông làm gương soi.

- Có ý thức rèn luyện bản thân tinh thần yêu thương và bảo vệ đất nước. - Kỹ năng hợp tác làm việc tập thể. 3 Lễ phép khi tiếp khách - Biết lễ phép trong tiếp khách (cả khách trong nước và nước ngoài). - Nêu được các hành vi nên hay không nên ứng xử với khách

- Kĩ năng giao tiếp.

Chúng em với những người bạn quốc tế.

- Tôn trọng, yêu quý, giúp đỡ khách nước ngoài khi cần - Vận dụng kiến thức vào thực tiễn (ứng xử hợp lí với khách và các thiếu nhi quốc tế) - Kĩ năng xử lí các tình huống có vấn đề liên quan đến ứng xử với khách quốc tế.

- Kỹ năng thuyết trình, giao tiếp linh hoạt, sáng tạo bằng tiếng Lào và tiếng Anh.

- Kĩ năng hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ nhóm. - Ham học, yêu thích Tiếng Anh. 4 Đoàn kết với các thiếu nhi quốc tế - Đoàn kết, yêu thương với các thiếu nhi quốc tế - Không phân biệt quốc tịch, màu da, dân tộc, tôn giáo... - Nêu được những hành vi nên và không nên ứng xử với các thiếu nhi quốc tế. 5 Tuân thủ phong tục tập quán của Lào - Kể được một số phong tục của các dân tộc.

- Tôn trong phong tục tập quán mỗi dân tộc. Người Lào với phong - Nhận biết những phong tục tập quán của các dân tộc Lào, trong đó có giao tiếp, ứng xử.

- Nêu được hành động nên và không nên làm khi giao

TT Bài học Mục tiêu bài học Tên chủ đề Mục tiêu chủ đề tích hợp 6 Tôn trọng quyền của người khác - Tôn trọng quyền người khác - Nêu được các hành vi dẫn tới sự tôn trọng quyền người khác tục giao tiếp, ứng xử

tiếp, ứng xử với người khác.

- Kĩ năng trình bày, thuyết trình vấn đề.

- Tôn trọng quyền người khác. 7 Các hoạt động trong nhà trường - Nhận biết nhiệm vụ, quyền thực hiện các hoạt động trong nhà trường - Rèn luyện và tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức. - Đánh giá và cải thiện bản thân khi tham gia các hoạt động của nhà trường. Chủ động tham gia các hoạt động ở trường.

- Nêu được các nhiệm vụ, vai trò để thực hành hoạt động ở trường

- Nêu được một số hoạt động được tổ chức ở trường

-Ý thức tham gia các hoạt động và chủ động thực hiện - Ý thức chủ động tự bản thân giải quyết công việc ở trường.

- Tự kiểm tra đánh giá và cải thiện bản thân trong giải quyết công việc. - Phân biệt những công việc phù hợp , không phù hợp với sức mình để lập kế hoạch giải quyết vấn đề - Biết giá trị tự chủ giải quyết công việc khi ở trường.

- Rèn năng lực hợp tác, đoàn kết trong làm việc tập thể. 8 Tự bản thân giải quyết công việc - Kể ra những công việc mà bản thân mình có thể tự làm được. - Nhận biết giá trị tự chủ khi làm việc. - Lập kế hoạch, thực hiện, đánh giá và uốn nắn những sai lầm trong giải quyết công việc. 9 Yêu thương gia đình - Nêu được các nhiệm vụ phải làm trong gia đình. Yêu thương - Nêu được các hành vi tỏ bày nỗi yêu thương với gia đình

TT Bài học Mục tiêu bài học Tên chủ

đề Mục tiêu chủ đề tích hợp

- Nêu được những ưu điểm của tình yêu thương gia đình.

và sẻ chia

- Giúp đỡ, làm thay gia đình những việc nhà phù hợp với khả năng.

- Kỹ năng trình bày, phân biệt hành động nên và không nên làm trong gia đình.

- Biết chia sẻ nỗi buồn, khó khăn bạn bè và giúp đỡ tận tình.

- Khả năng so sánh giữa các hành động nên làm và không nên làm với bạn bè, gia đình. 10 Chia sẻ nỗi vui buồn, khó khăn với bạn bè

- Biết chia sẻ nỗi buồn, khó khăn với bạn bè.

- Vận động, kích thích, hoan nghênh những người bạn để có động lực vượt qua được khó khăn.

2.2.2. Xây dựng quy trình thiết kế chủ đề dạy học tích hợp trong môn Đạo đức cho học sinh tiểu học thủ đô Viêng Chăn

a. Ý nghĩa của biện pháp

Tuy nội dung các môn học ở tiểu học của Lào có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho nhau, nhưng nhin chung chương trình các môn học hiện hành vẫn có tính tương đối độc lập, được thiết kế theo mạch kiến thức môn học trên nguyên tắc kiến thức trước là cơ sở của những kiến thức được học sau đó. Một số nội dung kiến thức có liên quan đến nhiều môn học đều được đưa vào chương trình của các môn học, dẫn đến sự chồng chéo, quá tải. Ngoài ra, đôi khi có sự không thống nhất về thuật ngữ khoa học giữa các môn học, gây khó khăn cho giáo viên và học sinh. Do đó, việc tìm ra những kiến thức chung, có liên quan đến bài học, môn học để xây dựng thành các chủ đề tích hợp có vai trò quan trọng, giúp giáo viên định hướng rõ ràng về chủ đề dạy học tích hợp và giúp học sinh được hình thành

kiến thức một cách hệ thống, qua đó phát triển năng lực liên kết logic kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề thực tiễn.

b. Cách thức thực hiện biện pháp

Theo tìm hiểu bước đầu của tác giả, để xây dựng một chủ đề đảm bảo tính khoa học và đáp ứng các mục tiêu dạy học, có thể tiến hành tuần tự theo các bước sau:

Bước 1: Lựa chọn chủ đề dạy học tích hợp.

Giáo viên phân tích nội dung chương trình, sách giáo khoa môn Đạo đức để xác định các nội dung giao thoa, quan hệ giữa môn Đạo đức với các môn học khác trong chương trình hiện hành của Lào; xác định và lựa chọn những nội dung liên quan đến vấn đề thời sự của Viêng Chăn, của đất nước Lào để xây dựng chủ đề dạy học tích hợp.

Bước 2: Xác định tên chủ đề tích hợp và xây dựng hệ thống ma trận các tên bài học và lĩnh vực giao thoa với các môn học khác, đóng góp của từng bài học, môn học vào chủ đề tích hợp.

Bước 3: Xây dựng mục tiêu và dự kiến thời gian của chủ đề dạy học tích hợp. Mục tiêu của chủ đề tích hợp bao gồm: kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực cho học sinh. Mục tiêu chủ đề phải được xác định rõ ràng, các đơn vị kiến thức trong chủ đề phải theo trình tự nhận thức từ dễ đến khó, đơn giản đến phức tạp hoặc nhóm thành các chủ đề nhỏ phù hợp với nhiệm vụ học tập được giao cho học sinh.Mục tiêu của chủ đề tích hợp phải đảm bảo phù hợp với các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình chuẩn, cũng như các năng lực cần xây dựng, kiểm tra, đánh giá đối với học sinh.

Bước 4: Xây dựng các hoạt động chính trong chủ đề tích hợp. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian và đặc điểm tâm sinh lí học sinh để thiết kế, lựa chọn và sắp xếp các hoạt động dạy học phù hợp.

Bước 5: Thiết kế kế hoạch dạy học tích hợp. Giáo viên có thể tham khảo theo mẫu kế hoạch dạy học tích hợp trong môn Đạo đức như sau:

Ngày soạn: ……… Tuần: từ tuần… đến tuần….. Ngày dạy: từ ngày … đến ngày…. Tiết: từ tiết….. đến tiết…….

TÊN CHỦ ĐỀ:………

Số tiết: ………

I. Mục tiêu (chung cho cả chủ đề) 1.Kiến thức: ………

2.Kỹ năng: ………..

Lưu ý: Đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng theo chương trình hiện hành, trên quan điểm phát triển năng lực học sinh

3. Năng lực cần phát triển

Lưu ý:

a. Bao gồm những năng lực chuyên biệt ở từng đơn vị kiến thức,bài hoặc chương cần phát triển cho học sinh khi học xong chủ đề.

b. Trong số các năng lực cần phát triển đó, giáo viên sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới tùy vào mục đích, yêu cầu và dung lượng của các đơn vị kiến thức được tích hợp trong chủ đề đó.

II. Bảng mô tả các năng lực cần phát triển

Nội dung chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao

………. ………. ……….. ……….. ……….. ……….. ……….. ……….. ……….. ……….. Lưu ý:

1. Giáo viên mô tả chi tiết các mức độ cần đạt để phát triển năng lực cho HS, cơ sở của bảng mô tả này là các năng lực mà giáo viên đã đưa ra ở mục 3 phần I (mục tiêu). 2. Giáo viên không nhầm lẫn giữa bảng mô tả với ma trận đề kiểm tra

1. Đối với chủ đề là một bài dạy với thời lượng là 1 tiết (45 phút ) hoặc nhiều tiết (bài có nhiều nội dung) giáo viên thiết kế hoạt động dạy học tương tự hoạt động dạy học trong các giáo án theo quy định hiện hành, như sau:

TT Hoạt động dạy học Hoạt động của học sinh Nội dung hoạt động Hoạt động 1: Nội dung 1

………

Nhiệm vụ a, b,c …………

I. Nội dung

1: ………. Hoạt động 2: Nội dung 2

………

Nhiệm vụ a, b,c …………

II. Nội dung

2: ………. Hoạt động 3: Nội dung 3

………

Nhiệm vụ a, b, c………...

III. Nội dung

3: ………. ……….. ………. ………..

2. Đối với chủ đề có nhiều bài dạy (có thể các bài dạy trong 1 chương hoặc không phải là 1 chương nhưng có nhiều nội dung liên quan… giáo viên có thể tham khảo mẫu thiết kế như sau:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1: Nội dung 1 (bài 1)... Nhiệm vụ a, b, c, ………... Hoạt động 2: Nội dung 2

(bài 2)...

Nhiệm vụ a, b, c, …………

Hoạt động 3: Nội dung 3 (bài 3)

Nhiệm vụ a, b, c, ………

………. ……….

* Lưu ý khi xác định thời gian dạy học chủ đề tích hợp: Giáo viên tự bố trí thời gian hợp lý cho từng nội dung nhưng phải đảm bảo cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng và những năng lực cần phát triển như đã yêu cầu ở phần mục tiêu và không được ít hơn hoặc nhiều hơn thời gian dành để dạy cho một chương hoặc

cho nhiều bài (đã gộp lại thành một chủ đề) theo tổng số tiết đã được quy định trong phân phối chương trình.

c. Ví dụ minh hoạ

Dựa vào quy trình được đề xuất ở trên, chúng tôi xây dựng chủ đề tích hợp “Noi gương những người anh hùng của dân tộc Lào” trong dạy học môn Đạo đức lớp 3. Kế hoạch dạy học chủ đề được thiết kế như sau:

Tên chủ đề: “Noi gương những người anh hùng của dân tộc Lào” * Mục tiêu chủ đề:

- Nêu được tên và tiểu sử của các vị lãnh đạo và những Anh hùng liệt sĩ mà em biết.

- Nêu được một số sự kiện lịch sử tiêu biểu của Lào và vai trò trong cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc của các anh hùng dân tộc.

- Tinh thần yêu thương, hi sinh vì tổ quốc

- Biết ơn, biết chia sẻ buồn đau với những gia đình thương binh và những Anh hùng liệt sĩ.

- Ham học sâu hơn môn lịch sử Lào trong lớp tiếp theo. - Lấy phong cách các ông làm gương soi.

- Có ý thức rèn luyện bản thân tinh thần yêu thương và bảo vệ đất nước. - Kỹ năng hợp tác làm việc tập thể.

* Phương tiện dạy học

- GV: SGV, SGK, tranh minh họa( các ông lãnh đạo), phiếu bài tập nhóm, dụng cụ bốc thăm

- HS:SGK, vở, đồ dùng học tập

* Thời gian: 90 phút * Các hoạt động dạy học

TT Nội dung

Hoạt động dạy học

Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh

1 Dẫn nhập (5phút) - Ổn định tổ chức lớp học

- Bài hát:

“yêu thương lãnh đạo” Các ông lãnh đạo: Bác Kaysone Phomvihan Bác Souphanouvong - Kiểm tra bài cũ

- Cho cả lớp hát bài: “ Yêu thương lãnh đạo”

- Tổ chức trò chơi “ ai nhanh ai đúng”

- Gọi 2 HS lên bảng thi đua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học tích hợp trong môn đạo đức ở các trường tiểu hoc tại thủ đô viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 52 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)