8. Cấu trúc đề tài
2.3. Tiểu kết chươn g2
Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức dạy học tích hợp thông qua môn Đạo đức, trong chương 2, chúng tôi đã:
- Đề xuất được năm nguyên tắc cơ bản để tổ chức dạy học tích hợp trong môn Đạo đức ở các trường tiểu học của Thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào. - Đề xuất năm biện pháp cơ bản để tổ chức dạy học tích hợp trong môn Đạo đức ở các trường tiểu học của Thủ đô Viêng Chăn, bao gồm: (1). Xây dựng hệ thống các bài học và chủ đề dạy học tích hợp trong môn Đạo đức; (2). Xây dựng quy trình thiết kế chủ đề dạy học tích hợp trong môn Đạo đức cho học sinh tiểu học Thủ đô Viêng Chăn; (3). Đổi mới phương thức kiểm tra đánh giá kết
quả dạy học tích hợp trong dạy học môn Đạo đức; (4). Thường xuyên phối hợp giữa nhà trường và gia đình để tổ chức dạy học tích hợp trong môn Đạo đức; (5). Nâng cao nhận thức của giáo viên ở các trường tiểu học của Viêng Chăn về việc thiết kế và tổ chức dạy học tích hợp trong môn Đạo đức. Ở mỗi biện pháp, chúng tôi chỉ rõ: ý nghĩa, cách thực hiện biện pháp và lấy ví dụ cụ thể để minh họa cho biện pháp đề xuất.
Chương 3
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm
Tiến hành thực nghiệm sư phạm tổ chức dạy học tích hợp trong môn Đạo đức ở một số trường tiểu học của Thủ đô Viêng Chăn nhằm đánh giá, kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của một số biện pháp tổ chức dạy học tích hợp đã xây dựng được. Qua đó, khẳng định hơn nữa vai trò của dạy học tích hợp trong dạy học môn Đạo đức, từ đó kiểm chứng giả thuyết ban đầu của đề tài. Thực nghiệm sư phạm với 2 chủ đề dạy học được thiết kế theo các biện pháp đã đã đề xuất trong dạy học tích hợp ở môn Đạo đức nhằm:
+ Kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả khi sử dụng dạy học tích hợp trong dạy học môn Đạo đức của nước CHDCND Lào.
+ Khẳng định tác động tích cực của các biện pháp tổ chức dạy học tích hợp trong việc dạy học môn Đạo đức ở một số trường tiểu học của Thủ đô Viêng Chăn, Lào.