Tiểu kết chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học tích hợp trong môn đạo đức ở các trường tiểu hoc tại thủ đô viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 88 - 109)

3.7.1 .Kết quả định lượng

3.8. Tiểu kết chương 3

Nội dung cơ bản của chương 3 đã đề cập và làm sáng tỏ nội dung, cách thức tiến hành và những kết quả thu được sau khi thực hiện quá trình thực nghiệm sư phạm.

Quá trình thực nghiệm tác động được tiến hành trong học kì 2 của năm học 2018 - 2019 trên 2 lớp cũng đã khằng định rằng: Khi thiết kế và sử dụng dạy học tích hợp vào các kế hoạch bài học môn Đạo đức theo đề xuất của đề tài, không chỉ tạo ra hiệu quả tích cực trong mỗi giờ học, mà còn làm tăng kết quả học tập các môn học này cho học sinh.

Qua quá trình thực nghiệm sư phạm, chúng tôi nhận thấy rằng: Việc sử dụng dạy học tích hợp trong môn Đạo đức lớp 3,4,5 là khá phổ biến, tuy nhiên nhiều GV vẫn chưa khai thác nội dung của dạy học tích hợp và chưa biết cách khai thác để sử dụng dạy học tích hợp đó đạt hiệu quả. Vì vậy, dạy học tích hợp nhiều khi vẫn chưa gây được hứng thú cho học sinh. Tuy nhiên, với quy trình thiết kế và sử dụng phương pháp dạy học tích hợp được đề ra trong đề tài sẽ tạo được điều

kiện thuận lợi cho đưa việc sử dụng dạy học tích hợp trờ nên hiệu quả và ngày càng trở nên quen thuộc, phổ biến, được sử dụng thường xuyên trong các giờ lên lớp, tạo điều kiện phát triển năng lực tư duy, khả năng tìm tòi, khám phá trị thực khoa học cho học sinh. Đồng thời có thể khẳng định các cách sử dụng dạy học tích hợp đề ra trong đề tài là đảm bảo tính khoa học, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh, phù hợp với quá trình phát triển thể chất và dễ dàng áp dụng vào quá trình giảng dạy. Nếu thực hiện hiện quả phương pháp này sẽ góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh nói riêng và chất lượng đào tạo của trường tiểu học nói chung.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Trước những yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục và đào tạo, việc nâng cao chất lượng dạy học là một trong những yêu cầu trọng tâm của chiến lược phát triển giáo dục. Một trong những yều tố quyết định chất lượng giáo dục đó chính là đội ngũ GV. Đề đáp ứng yêu cầu đó, GV phải không ngừng học hỏi, sáng tạo, đem hết khà năng và niềm đam mê, lòng nhiệt tình cho công tác thì mới mong đạt hiệu quả như mong muốn. Với tinh thần đó, việc sử dụng dạy học tích hợp nhằm đạt hiệu quả trong các môn học nói chung và trong môn Đạo đức nói riệng vừa đề nhằm mục đích nâng cao chất lượng học tâp của HS, giúp học sinh dễ tiếp thu bài giảng, khắc sâu được kiến thức và tạo cho các em có hứng thú trong mỗi giờ học.

Tuy GV đã có những nhận thức đúng đắn về sự cần thiết phải thiết kế và tổ chức dạy học tích hợp trong dạy học môn Đạo đức cho học sinh tiểu học, nhưng không thường xuyên, liện tục, gặp nhiều khó khăn ở việc thiết kế kế hoạch dạy học, hơn nữa hiệu quả tiếp cận không sâu.

Môn Đạo đức là môn học phù hợp và có nhiều tiềm năng để thiết kế và sử dụng dạy học tích hợp cho học sinh tiểu học. Nội dung môn học gần gũi với cuộc sống sinh hoạt tự nhiện, phù hợp với đặc điểm nhận thức, tâm sinh lý của các em. Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học của môn học tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh được tham gia và trải nghiệm, từ đó có cơ hội để nâng cao khả năng tự khám phá, nhận thức thế giới.

Kết quả thực nghiệm sư phạm đã khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học ban đầu mà đề tài đã đặt ra: Nếu xây dựng được quy trình và thiết kế được một số dạy học tích hợp phù hợp trong môn Đạo đức sẽ phát triển ở học sinh tiểu học các năng lực đặc thù gắn với nội dung môn học từ đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn học.

2. Kiến nghị

Các cấp quản lí chuyên môn cần quan tâm đến hiệu quả của việc đổi mới phương pháp dạy học, phương tiện dạy học môn ở tiểu học nói chung và môn Đạo đức nói riêng.

Tăng cường bồi dưỡng và tạo điều kiện để giáo viên có thể tổ chức dạy học tích hợp thường xuyên trong các giờ lên lớp, để chất lượng dạy học ngày càng được nâng cao. Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn.

Động viên khuyến khích kịp thời cả về vật chất lẫn tinh thần đối với GV có thành tích, tích cực tìm tòi, sáng tạo trong đổi mới phương pháp, và sử dụng hiệu quả dạy học tích hợp, giúp học sinh khắc sâu được kiến thức và có hứng thú trong mỗi bài học.

Tăng cường cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học cho môn Đạo đức, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng dạy học tích hợp đạt hiệu quả cao nhất. Đồng thời, hàng tuần, hành tháng, nhà trường cần lên kế hoạch tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, theo tổ, khối để GV cùng nhau thiết kế và thống nhất các dạy học tích hợp được sử dụng, cùng nhau làm và chia sẻ kinh nghiệm sử dụng dạy học tích hợp và hệ thống các đồ dùng chuẩn bị sử dụng hiệu quả, tối đa nhất trong nhiều bài học.

GV cần thường xuyên tự bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho mình đề vận dụng các phương pháp dạy học mới, tiên tiến vào quá trình dạy học, cần khai thác và sử dụng hợp lí phương tiện dạy học, đặc biệt là dạy học tích hợp vào các môn học ở tiểu học nói chung và môn đạo đức nói riêng nhằm nâng cao chất lượng dạy học, chất lượng giáo dục nói chung khuyến khích GV sử dụng các nguyên vật liệu có sẵn, kinh phí rẻ đề tái sử dung làm đồ dùng cho dạy học tích hợp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ Giáo dục và Thể thao Lào (2015), Văn bản tầm nhìn đến năm 2020 Chiến lược đến năm 2025 và kế hoạch phát triển giáo dục và thể thao 5 năm lần thứ VIII (2016 - 2020)

[2]. Bộ Giáo dục và Thể thao Lào, Viện nghiên cứu khoa học Quốc gia (2009),

Sách giáo khoa môn Đạo đức và thế giới xung quanh cấp tiểu học.

[3]. Bộ Giáo dục và Thể thao Lào, Viện nghiên cứu khoa học Quốc gia (2009),

Sách giáo viên môn Đạo đức và thế giới xung quanh cấp tiểu học.

[4]. Bộ Giáo dục và Thể thao Lào, Viện nghiên cứu khoa học giáo dục Lào, (2009), Giáo trình môn Đạo đức.

[5]. Bộ Giáo dục và Thể thao Lào, Viện nghiên cứu sách giáo khoa giáo dục Lào, (2009), Môn Đạo đức và thế giới xung quanh lớp 3.

[6]. Bộ Giáo dục và Thể thao Lào, Viện nghiên cứu sách giáo viên giáo dục Lào, (2009), Môn đạo đức lớp 3.

[7]. Bộ Giáo dục và Thể thao Lào, Chiến lược phát triển nguốn nhân lực từ năm 2006 – 2025, văn kiện đại hội đảng NDCM Lào lần thứ IX (17-21 tháng 3 năm 2011), Viêng Chăn.

[8]. Bộ GD&ĐT Ma-lai-si-a (1997), Chương trình giảng dạy tích hợp ở trường tiểu học ở Ma-lai-si-a .

[9]. Nguyễn Phúc Chỉnh (2012), Tích hợp trong dạy học Sinh học, NXB Đại học Thái Nguyên.

[10]. Nguyễn Phúc Chỉnh (2012), Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học ở trường THPT, Tạp chí giáo dục, số 296 kì 2, tr.51-53.

[11]. Nguyễn Phúc Chỉnh (2012), Hình thành năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trung học phổ thông, Đề tài KHCN cấp Bộ B2010-TN03-30TĐ (21) [12]. Trần Bá Hoành (2012), Dạy học tích hợp, Tạp chí Khoa học Giáo dục số 12.

[13]. Keomany Malavong (2015), Ứng dụng phương pháp dạy học hợp tác trong tổ chức dạy học môn Tiếng Lào phần đọc hiểu cho học sinh tiểu học lớp 5 tại trường Viengsavan, Thủ đô Viêng Chăn, Luận văn Thạc sĩ giáo dục học, Ngành Chương trình và phương pháp dạy học, Trường đại học Sư phạm- Đại học Quốc gia Lào.

[14]. Kỷ yếu hội thảo: Dạy tích hợp - dạy học phân hóa trong chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015, Bộ GD-ĐT tổ chức ở TPHCM ngày 27/11/2012.

[15] Phạm Hồng Quang, Giải pháp đào tạo giáo viên theo định hướng năng lực, Tạp chí Giáo dục - Bộ GD&ĐT số 216 – (10)

[16]. Tangmany SYSOMEPHONE (2015), Báo cáo về dạy học tích hợp, chủ đề Môi trường và biến đổi khí hậu vào trong các môn liên quan ở trường Phổ thông; Hội thảo trao đổi về bảo vệ thiên nhiên và biến đổi khí hậu trong ngành Giáo dục và Thể thao năm 2015, Viện nghiên cứu khoa học giáo dục, Bộ giáo dục và thể thao, Lào.

[17]. Nguyễn Văn Tuấn (2010), Tài liệu học tập về phương pháp dạy học theo hướng tích hợp (chuyên đề bồi dưỡng sư phạm), trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.

[18]. Đỗ Hồng Thái (2012), Tài liệu hướng dẫn Dạy học tích hợp trong dạy học Lịch sử ở trường trung học phổ thông (sản phẩm của đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ trọng điểm B2010-TN03-30TĐ).

[19]. Hoàng Phê, (2010), Từ điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, trang 981. [20]. Nguyễn Thị Yên (2014), Xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá năng lực dạy

học tích hợp của giáo viên trong dạy học sinh học 12, Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục. Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.

[21]. http://www.thefreedictionary.com/integrated.

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 PHIẾU ĐIỀU TRA (Dành cho giáo viên )

Thầy/cô đang dạy lớp:……… …… Trường Tiểu học:………. Số năm công tác:……… ………...

Thầy/ cô vui lòng cho biết ý kiến của mình bằng cách đánh dấu X vào ô trống.

Câu 1. Anh (chị) hiểu “Dạy học tích hợp” là gì?

 Là quan điểm DH trong đó giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia nhiều các hoạt động thực tiễn.

 Là quan điểm DH trong đó giáo viên hình thành nhiều kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực cho học sinh.

 Là quan điểm DH trong đó giáo viên hình thành những kiến thức kỹ năng cần thiết cho học sinh.

 Là quan điểm dạy học nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những năng lực cần thiết trong đó có năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết có hiệu quả những vấn đề thực tiễn.

Câu 2: Theo anh (chị), “Dạy học tích hợp” có đặc điểm như thế nào?

 Giáo viên không đặt ra ưu tiên truyền đạt kiến thức đơn lẻ mà phải hình thành ở học sinh năng lực tìm kiếm, quản lí, tổ chức sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn.

 Lựa chọn những thông tin, kiến thức , kỹ năng cần cho học sinh thực hiện được các hoạt động thiết thực.

 Thiết lập các mối quan hệ theo một logic nhất định những kiến thức kỹ năng khác nhau để thực hiện một hoạt động phức tạp.

Câu 3. Anh (chị) đã tổ chức DH tích hợp cho HS tiểu học ở mức độ nào? Hiệu qủa tổ chức ra sao?

Mức độ sử dụng Hiệu quả sử dụng Rất thường xuyên Thường Xuyên Đôi Khi Không sử dụng Rất hiệu quả Hiệu quả Bình thường Không hiệu quả

Câu 4: Anh (chị) đánh giá như thế nào về mức độ phù hợp của việc tổ chức “Dạy học tích hợp” trong các môn học ở tiểu học?

Môn học Mức độ phù hợp Rất phù hợp Phù hợp Bình thường Không phù hợp

Môn tiếng Lào Môn toán Môn đạo đức

Môn thế giới xung quanh Môn nghệ thuật

Môn thủ công Môn âm nhạc

Môn thể dục thể thao Môn tiếng Anh

Câu 5: Anh (chị) đánh giá như thế nào về mức độ tổ chức DH tích hợp trong dạy học môn Đạo Đức của bản thân?

 Rất thường xuyên.  Thường xuyên.  Thi thoảng.  Chưa bao giờ.

Câu 6. Theo anh (chị ), việc tổ chức “Dạy học tích hợp” có thể được tiếp cận và khai thác sâu ở những phương diện nào ?

 Khai thác phương pháp dạy học  Khai thác nội dung dạy học  Khai thác hình thức dạy học  Khai thác đối tượng dạy học

Câu 7. Anh (chị) đánh giá như thế nào về hiệu quả tổ chức DH tích hợp trong môn Tự nhiên và Xã hội?

Vai trò Mức độ hiệu quả Rất tốt Tốt Bình thường Không tốt

Giúp HS có khả năng tìm hiểu thông tin, quản lý thông tin và tổ chức các kiến thức.

Giúp học sinh rèn luyện và phát triển các năng lực xã hội

Giúp HS có khả năng vận dụng kiến thức vào những lĩnh vực, tình huống cụ thể trong cuộc sống.

Giúp học sinh nhớ lâu và hiểu sâu kiến thức đã học.

PHỤ LỤC 2

GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM

Chủ đề 1: Noi gương những người anh hùng của dân tộc Lào

1. Mục tiêu

- Nêu được tên và tiểu sử của các vị lãnh đạo và những Anh hùng liệt sĩ mà em biết.

- Nêu được một số sự kiện lịch sử tiêu biểu của Lào và vai trò trong cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc của các anh hùng dân tộc.

- Tinh thần yêu thương, hi sinh vì tổ quốc

- Biết ơn, biết chia sẻ buồn đau với những gia đình thương binh và những Anh hùng liệt sĩ.

- Yêu thích môn lịch sử Lào trong lớp tiếp theo. - Lấy phong cách các ông làm gương soi.

- Có ý thức rèn luyện bản thân tinh thần yêu thương và bảo vệ đất nước. - Kỹ năng hợp tác làm việc tập thể.

2. Phương tiện dạy học

GV: SGV, SGK, tranh minh họa( các ông lãnh đạo), phiếu bài tập nhóm, dụng cụ bốc thăm

HS: SGK, vở, đồ dùng học tập 3. Thời gian

4. Các hoạt động dạy học

TT Nội dung

Hoạt động dạy học

Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh

1 Dẫn nhập (5phút)

- Ổn định tổ chức lớp học

- Bài hát:

“yêu thương lãnh đạo” Các ông lãnh đạo: Bác Kaysone Phomvihan Bác Souphanouvong - Kiểm tra bài cũ

- Cho cả lớp hát bài: “ Yêu thương lãnh đạo” - Tổ chức trò chơi “ ai nhanh ai đúng” - Gọi 2 HS lên bảng

thi đua nhau viết tên các ông lãnh đạo của đất nước mà HS biết. - GV giúp kết luận ai

viết nhanh, viết đúng chiến thắng.

- HS hát bài hát

- HS chơi trò chơi

2 Giới thiêu bài mới(15phút)

Tiểu sử của Ông Kaisone phomvihanh Tiểu sử của Ông Souphanouvong Tiểu sử của Ông Seethong Anh hùng - GV chia lớp thành 3 nhóm: phát cho mỗi nhóm 1 bức tranh ( bức ảnh ông lãnh đạo) - Cho mỗi nhóm tìm ra tiểu sử của ông đó - Thảo luận, chính xác

câu trả lời

- Đại diện nhóm lên trình bày - HS chia thành 3 nhóm - HS thực hành việc nhóm - HS thảo luận - Đại diện lên

TT Nội dung

Hoạt động dạy học

Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 3 Những thành tích, phong cách sống, tinh thần hi sinh vì tổ quốc, đạo đúc cách mạng các ông lãnh đạo(25phút) Trò chơi: phong cách lãnh đạo

Mẫu câu để bốc thăm: - Hi sinh xương máu

vì tổ quốc

- Chăm chỉ lao động - Luôn học hỏi tìm

tòi kiến thức mới - Lười biếng học hỏi - Nói dối bạn bè - Yêu thương giúp đỡ

bạn bè

- Tổ chức trò chơi:

phong cách lãnh đạo

- Gọi 10 HS lên bảng bốc thăm lấy câu hỏi. - Giơ lên cho cả lớp

đọc để chọn những câu xứng đáng với phong cách lãnh đạo - Những HS bốc thăm trúng câu trùng với phong cách lãnh đạo sẽ được coi là “ lãnh đạo bé” - GV kể những thành tích cách mạng của các Bác cho HS - HS nghe thể lệ trò chơi - HS lên bốc thăm - Cả lớp đọc câu - Xem xét câu nào xứng đáng với phong cách lãnh đạo 4 Kết luận(20phút) Củng cố, nhắc lại nội dung bài học - GV hỏi; - Bác Kaysone phomvihan sinh ngày, tháng, năm nào? - Bác Souphanouvong sinh ngày, tháng, năm nào? - HS trả lời câu hỏi - Bác Kaysone sinh 13.12.1920. - Bác Souphanouvong sinh 13.7.1909.

TT Nội dung

Hoạt động dạy học

Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh

- Seethong Anh hùng sinh ra trong hoàn cảnh gia đình như thế nào?

- Nếu như các em được sinh trong thời gian đó em sẽ làm thế nào?

- Các em có cảm giác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học tích hợp trong môn đạo đức ở các trường tiểu hoc tại thủ đô viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 88 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)