8. Cấu trúc đề tài
2.1.4. Nội dung chủ đề dạy học tích hợp phải được thiết kế theo định hướng
phát triển năng lực
Năng lực của HS là làm chủ những hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ... phù hợp với lứa tuổi và vận hành chúng một cách hợp lí và thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho chính các em trong cuộc sống. Năng lực của HS là một cấu trúc động (trừu tượng), có tính mở, đa thành tố, đa tầng bậc, hàm chứa trong nó không chỉ là kiến thức, kĩ năng...mà cả niềm tin, giá trị trách nhiệm xã hội...thể hiện tính sẵn sàng hành động của các em trong môi trường học tập và những điều kiện thực tế đang thay đổi của xã hội.
HS thủ đô Viêng Chăn cần được chú ý phát triển những năng lực: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán... Để có thể đạt được mục tiêu đó, các chủ đề tích hợp trong môn Đạo Đức phải được thiết kế với nội dung nhằm hình thành và phát triển năng lực cần thiết cho HS, đặc biệt là năng lực vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
Ví dụ: Dạy học tích hợp với chủ đề: “ Đoàn kết với các thiếu nhi quốc tế” (lớp 3) tích hợp các bài học về: các hành vi nên và không nên ứng xử với bạn bè thiếu nhi quốc tế. Chủ đề này được thiết kế dạy trong 2 tiết và liệt kê chi tiết sau:
- Tiết 1: Cho HS được trải nghiệm, đóng vai làm thiếu nhi các nước theo ý muốn, có thể là các nước lân cận hoặc các nước thuộc khu vực Đông Nam Á, có sử dụng vài câu thông dụng giản đơn trong tiếng của các nước hoặc tiếng Quốc tế như tiếng Anh ví dụ câu: how are you, hello, thank you.... chẳng hạn. Qua hoạt động này, rèn cho HS năng lực biểu diễn, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng tiếng Quốc tế.
Sau khi cho HS quan sát, GV đặt câu hỏi: “ Nên hay không nên” rồi yêu cầu HS lên thuyết trình, chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng” với chủ đề “không phân biệt” (các thiếu nhi quốc tế không nên phân biệt, quốc tịch, tôn giáo, màu da, dân tộc,...). Thông qua các hoạt động này HS được hình thành và được rèn luyện nhiều năng lực như năng lực hợp tác, năng lực thuyết trình, qua đó hiểu được nội dung bài học và đưa ra vận dụng vào thực tiễn.