8. Cấu trúc đề tài
1.4.2. Mối quan hệ giữa đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học với việc tổ
dạy học tích hợp trong môn Đạo đức
Các môn học đạo đức ở trường tiểu học của Lào có một vị trí rất quan trọng. Nó không chỉ là một môn học gần gũi với các em học sinh, mà còn cung cấp cho học sinh khối kiến thức cơ bản, khái quát về con người và sức khỏe, những hiện tượng cơ bản trong tự nhiên và xã hội, giúp cho các em bước đầu biết tự chăm sóc bản thân và cộng đồng, có ý thức giữ gìn vệ sinh, yêu thiên nhiên, gia đình, bồi dưỡng thêm tình yêu quê hương đất nước. Vì vậy, nội dung và phương pháp dạy học phải dựa trên sự phát triển tâm sinh lý của học sinh để mang lại hiệu quả giáo dục cao nhất.
Trong giai đoạn đầu cấp tiểu học, tri giác bắt đầu mang tính xúc cảm, chú ý không chủ định chiếm ưu thế nên trẻ thích quan sát các sự vật, hiện tượng
xung quanh vì thế việc tổ chức dạy học tích hợp cũng rất phù hợp bởi có thể kết hợp nhiều kiến thức một cách phong phú và những hoạt động bổ ích. Học sinh tích cực học tập hơn: Có hứng thú học tập, chú ý nghe giảng, hăng hái giơ tay phát biểu trả lời các câu hỏi giáo viên nêu ra... Các em hứng thú tham gia vào các hoạt động: Suy nghĩ, trao đổi, thảo luận, thực hành thao tác với đồ dùng học tập để lĩnh hội tri thức.
Ở giai đoạn này, hệ thần kinh cao cấp của các em đang hoàn thiện về chức năng, do vậy tư duy của các em chuyển dần từ trực quan sinh động sang tư duy trừu tượng. Chính vì thế, các em rất có hứng thú với các trò chơi, tìm hiểu trực tiếp về thế giới xung quanh. Dựa vào cơ sở sinh lí này, giáo viên sẽ tổ chức dạy học tích hợp trong quá trình giảng dạy để có thể cung cấp được cho học sinh những kiến thức phong phú. Học sinh có thể hiểu và vận dụng được những kiến thức đã học vào cuộc sống hằng ngày. Tạo được sự ham học hỏi, tìm tòi của học sinh.
Bên cạnh đó, tư duy của học sinh trong giai đoạn đầu cấp tiểu học còn mang tính trực quan, cụ thể. Học sinh dễ dàng hình dung và có biểu tượng chính xác về các đối tượng thông qua các hình ảnh trực quan phong phú, sinh động hay những kiến thức mà các em tự tìm hiểu và trải nghiệm. Vì vậy, việc tổ chức dạy học tích hợp trong môn Đạo đức phải đảm bảo vừa chuyển tải được các đơn vị kiến thức cơ bản cần thiết vừa phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý