3.1 .Mục đích thực nghiệm
3.4. Nội dung thực nghiệm
Chúng tôi đã thực nghiệm 2 chủ đề dạy học tích hợp môn Đạo đức. Chủ đề 1: Noi gương những người anh hùng của dân tộc Lào
Chủ đề 2: Chúng em với thiếu nhi quốc tế.
Sau mỗi bài dạy đều có bài kiểm tra 15 phút để đánh giá khả năng hiểu và ghi nhớ, cũng như năng lực được góp phần phát triển của HS.
Quá trình thực nghiệm được diễn ra trong học kì II của năm học 2018- 2019 (từ ngày mùng 4/2/2019 đến 25/2/2019), đây cũng là thời gian học tập mà trong chương trình môn Đạo đức có nhiều nội dung, nhiều bài học tích hợp cho việc thiết kế dạy học tích hợp, nhằm giúp học sinh nâng cao khả năng nhận thức cũng như năng lực giao tiếp, hợp tác và giải quyết vấn đề thực tiễn.
Chúng tôi thiết kế chủ đề dạy học tích hợp trong môn Đạo đức lớp 3 với 4 tiết học Đạo đức. Công tác thực nghiệm được tiến hành trên cùng một đối tượng đã điều tra ở năm học trước kế hoạch thực nghiệm ở lớp thực nghiệm được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.1. Kế hoạch dạy học ở lớp thực nghiệm Tên chủ đề Mục tiêu dạy học tích hợp
Noi gương những người anh hùng của dân tộc Lào
- Nêu được tên và tiểu sử của các vị lãnh đạo và những Anh hùng liệt sĩ mà em biết.
- Nêu được một số sự kiện lịch sử tiêu biểu của Lào và vai trò trong cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc của các anh hùng dân tộc. - Tinh thần yêu thương, hi sinh vì tổ quốc
- Biết ơn, biết chia sẻ buồn đau với những gia đình thương binh và những Anh hùng liệt sĩ.
- Yêu thích môn lịch sử Lào trong lớp tiếp theo. - Lấy phong cách các ông làm gương soi.
- Có ý thức rèn luyện bản thân tinh thần yêu thương và bảo vệ đất nước.
Tên chủ đề Mục tiêu dạy học tích hợp
Chúng em với những người bạn quốc tế.
- Tôn trọng, yêu quý, giúp đỡ khách nước ngoài khi cần - Vận dụng kiến thức vào thực tiễn (ứng xử hợp lí với khách và các thiếu nhi quốc tế)
- Kĩ năng xử lí các tình huống có vấn đề liên quan đến ứng xử với khách quốc tế.
- Kỹ năng thuyết trình, giao tiếp linh hoạt, sáng tạo bằng tiếng Lào và tiếng Anh.
- Kĩ năng hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ nhóm. - Ham học, yêu thích Tiếng Anh.
Lớp đối chứng vẫn dạy như các bài học thông thường và kéo dài trong 4 tiết với nội dung như sau:
Bảng 3.2. Kế hoạch dạy học ở lớp đối chứng Tên bài học Mục tiêu dạy học
Quý trọng những người lãnh đạo vĩ đại.
- Nắm được tên và tiểu sử của các vị lãnh đạo.
- Nêu được các hành vi nên làm thể hiện sự quý trọng và biết ơn các vị lãnh đạo.
- Nêu được những thành tích, đạo đức cách mạng của các anh hùng dân tộc đối với tổ quốc.
Yêu quý những người có công với tổ quốc.
- Nêu được những hành vi ứng xử với những thương binh. - Bày tỏ biết ơn những Anh hùng liệt sĩ .
Yêu quý những người có công với tổ quốc.
- Nêu được những hành vi ứng xử với những thương binh. - Bày tỏ biết ơn những Anh hùng liệt sĩ.
Đoàn kết với các thiếu nhi quốc tế
- Đoàn kết, yêu thương với các thiếu nhi quốc tế
- Không phân biệt quốc tịch, màu da, dân tộc, tôn giáo... - Nêu được những hành vi nên và không nên ứng xử với các thiếu nhi quốc tế.
Để tiến hành thực nghiệm, chúng tôi thiết kế 2 chủ đề dạy học tích hợp:
Noi gương những người anh hùng của dân tộc Lào và Chúng em với thiếu nhi quốc tế, hai chủ đề này được dạy trong 4 tiết ở lớp thực nghiệm, còn ở lớp đối chứng, các bài học vẫn dạy học riêng từng bài. Bên cạnh đó, chúng tô chuẩn bị các tài liệu in ấn tranh ảnh, các dụng cụ phục vụ cho dạy học. Ngoài ra, để đánh giá chất lượng học sinh thực nghiệm có đồng đều với nhau về mặt nhân lực cũng như học lực, chúng tôi có tiến hành 1 đề kiểm tra cho 2 lớp thực nghiệm và đối chứng.
Sau khi xây dựng kế hoạch, chuẩn bị các tài liệu phương tiện cần thiết, chúng tôi liên hệ và yêu cầu các lực lượng tham gia chuẩn bị theo kế hoạch thực nghiệm. Các GV tham gia tổ chức thực nghiệm đều là GV chủ nhiệm của các lớp. Do đó, trong quá trình tham gia giảng dạy các tiết học môn Đạo đức, chúng tôi đã tiếp cận và hường dẫn các GV tham gia thực nghiệm triển khai thực hiện theo cách dạy học tích hợp mà chúng tôi thiết kế, hướng dẫn sử dụng các phiếu đánh giá kết quả thực nghiệm theo các tiêu chí nhất định, giải đáp thắc mắc và đưa ra những lưu ý cần thiết cho GV trong quá trình thực nghiệm.
Quá trình tiến hành thực nghiệm sư phạm được áp dụng mô hình thực nghiệm dưới đây:
Nhóm thực nghiệm : O1 X O2
Nhóm đối chứng: O3 Y O4
Trong đó:
X: các biện pháp can thiệp thực nghiệm. Y: các tác động khác.
O1, O2: kết quả số liệu trước và sau thực nghiệm biện pháp của nhóm thực nghiệm.
O3, O4: kết quả số liệu trước và sau thực nghiệm của nhóm đối chứng (thời gian O1 trùng với O3, thời gian O2 trùng với O4).