Nâng cao nhận thức của giáo viên ở các trường tiểu học của Viêng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học tích hợp trong môn đạo đức ở các trường tiểu hoc tại thủ đô viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 71 - 73)

8. Cấu trúc đề tài

2.2.5. Nâng cao nhận thức của giáo viên ở các trường tiểu học của Viêng

về việc thiết kế và tổ chức dạy học tích hợp trong môn Đạo đức

a. Ý nghĩa của biện pháp

Trong dạy học tích hợp, bên cạnh việc thiết kế các bài học, chủ đề dạy học tích hợp thì việc lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học có vai trò quan trọng. Tích hợp không chỉ thể hiện ở mức độ lồng ghép, đưa các vấn đề, nội dung có liên quan vào trong bài học, môn học, mà quan trọng hơn cả là phải biết cách sắp xếp, tổ chức dạy học các nội dung đó trong các tình huống có ý nghĩa dựa trên các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tích cực. Dạy học tích hợp ưu tiên sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học khác nhau, đặc biệt là các phương pháp theo hướng tăng cường tối đa cho học sinh được tương tác và trải nghiệm, qua đó phát triển năng lực giao tiếp, năng lực tư duy, đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn.

Quá trình khảo sát ban đầu được thực hiện tại một số trường tiểu học của Viêng Chăn cho thấy: Phần lớn các nhà quản lý và giáo viên tiểu học của Lào đều đánh giá cao sự cần thiết và phù hợp của việc tổ chức dạy học tích hợp trong môn Đạo đức, nhưng nhiều giáo viên và cán bộ quản lý vẫn chưa hiểu rõ về dạy học tích hợp. Một số giáo viên bước đầu đã biết đến dạy học tích hợp và đưa dạy

học tích hợp vận dụng vào quá trình giảng dạy môn Đạo đức ở nhà trường tiểu học. Tuy nhiên, việc vận dụng dạy học tích hợp mới chỉ ở mức độ lồng ghép, liên hệ về nội dung, chưa thể hiện sự tích hợp toàn diện về cả quá trình dạy học môn Đạo đức. Đặc biệt, nhiều giáo viên chưa quan tâm và đánh giá cao về vai trò của việc sử dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tích hợp để nâng cao hiệu quả của việc dạy học tích hợp trong môn Đạo đức ở tiểu học. Chính vì vậy, việc giúp giáo viên hiểu rõ hơn về thiết kế và tổ chức dạy học tích hợp, đặc biệt là về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học thông qua những hướng dẫn cụ thể có vai trò quan trọng và cần thiết.

b. Cách thức thực hiện biện pháp

Đề giúp giáo viên có những thay đổi nhận thức về việc thiết kế và tổ chức dạy học tích hợp nhằm hướng đến phát triển năng lực của học sinh, đặc biệt là năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn thì cần cung cấp cho giáo viên những nội dung kiến thức về dạy học tích hợp, tập huấn các kĩ năng sư phạm sâu về việc thiết kế và tổ chức dạy học tích hợp cho học sinh tiểu học trong dạy học môn Đạo đức. Quá trình đó có thể được tiến hành như sau:

Thứ nhất, tổ chức cho giáo viên và cán bộ quản lý ở các trường tiểu học của Viêng Chăn tham gia những chuyên đề về dạy học phát triển năng lực học sinh tiểu học và dạy học tích hợp trong môn Đạo đức.

Thứ hai, tăng cường mở các lớp bồi dưỡng cho giáo viên về ý thức, thói quen tự học, tìm tòi, học hỏi những phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực đáp ứng được yêu cầu giảng dạy tích hợp.

Thứ ba, tổ chức các buổi giao lưu, thi về dạy học tích hợp, khuyến khích giáo viên thiết kế và tổ chức dạy học tích hợp liên môn, hướng đến phát triển năng lực cho học sinh tiểu học Viêng Chăn.

c. Ví dụ minh hoạ

Để nâng cao nhận thức của giáo viên và cán bộ quản lý tiểu học về việc thiết kế và tổ chức dạy học tích hợp trong môn Đạo đức, chúng tôi đã tiến hành

tiếp cận và hướng dẫn giáo viên của trường tiểu học Săm Phăn Na ở Viêng Chăn như:

Tổ chức một ngày để bồi dưỡng chuyên đề: “Nâng cao năng lực dạy học tích hợp trong môn Đạo đức” cho giáo viên trường tiểu học Săm Phăn Na. Sau buổi bồi dưỡng chuyên đề, báo cáo viên giải đáp những câu hỏi, thắc mắc của cán bộ và giáo viên của trường.

Bên cạnh việc tổ chức chuyên đề bồi dưỡng cho giáo viên và cán bộ quản lý, chúng tôi còn tiếp cận giáo viên khối 1, khối 2, khối 3 để hướng dẫn giáo viên cách lưạ chọn và thiết kế chủ đề dạy học tích hợp trong môn Đạo đức thông qua những yêu cầu cụ thể như: nghiên cứu chương trình các môn học của Lào và môn Đạo đức lớp 3 để thiết kế chủ đề tích hợp mang tên: “Chúng em tôn trọng phong tục, tập quán”. Sau những phần thực hành của giáo viên, chúng tôi nhận xét, chỉnh sửa và đưa ra kế hoạch dạy học chi tiết cho chủ đề.

Sau những buổi bồi dưỡng và tiếp cận hướng dẫn cụ thể, chúng tôi có tiến hành khảo sát và đánh giá trên 20 giáo viên và cán bộ quản lý của trường Săm Phăn Na thì kết quả cho thấy 100% giáo viên hài lòng và tự đánh giá là có những thay đổi đáng kể về nhận thức và cách thực hiện dạy học tích hợp trong môn Đạo đức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học tích hợp trong môn đạo đức ở các trường tiểu hoc tại thủ đô viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)