8. Cấu trúc đề tài
2.1.1. Dạy học tích hợp trong môn Đạo đức phải đảm bảo tính hệ thống và
quan hệ logic của môn học
Một trong những đặc điểm cơ bản nhất của dạy học tích hợp là thiết lập được các mối quan hệ giữa những kiến thức, kĩ năng khác nhau theo một logic nhất định để học sinh thực hiện được các hoạt động thiết thực trong các tình huống học tập và đời sống hàng ngày. Chính vì thế, khi tổ chức dạy học tích hợp, giáo viên không đặt ưu tiên truyền đạt kiến thức, thông tin đơn lẻ, mà phải hình thành ở học sinh năng lực tìm kiếm, quản lý, tổ chức và sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong tình huống có ý nghĩa.
Theo định hướng này, chủ đề dạy học tích hợp phải được xây dựng có chọn lọc, có tính hệ thống, đặc trưng, được sắp xếp hợp lí, thêm phong phú cho kiến thức môn học, tránh sự trùng lặp, không thích hợp với trình độ HS, sát với thực tiễn, không gây quá tải, ảnh hưởng đến việc tiếp thu nội dung chính. Các nội dung lựa chọn để thiết kế và tổ chức dạy học tích hợp cần có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nội dung bổ sung cho nhau và có sự gắn bó với nhau, hướng đến việc giúp học sinh có thể vận dụng để giải quyết các vấn đề của cuộc sống.
Ví dụ: Khi nghiên cứu chương trình lớp 3 của Lào, giáo viên có thể xây dựng và tổ chức dạy học tích hợp theo chủ đề “Kính trọng những người anh hùng vĩ đại của Tổ Quốc” bằng cách cấu trúc thiết kế nội dung bài 7: “Quý trọng những người lãnh đạo vĩ đại” và bài 8: “Yêu thương những người có công ơn với tổ quốc”. Khi thiết kế chủ đề dạy học này, giáo viên có thể nghiên cứu để liên kết nội dung hai bài học này với kiến thức của môn Lịch sử để dạy học tích hợp. Nội dung chủ đề nhằm giới thiệu tiểu sử của các vị lãnh đạo vĩ đại. Sau đó thiết kế
các hoạt động sắm vai, đóng kịch để tìm hiểu những thành tích cách mạng, phong cách sống, ý tưởng, hành vi, tinh thần yêu nước, hy sinh tất cả vì đất nước. Với cách tổ chức dạy học đó, học sinh không chỉ có kiến thức về các anh hùng dân tộc mà còn hình thái thái độ tự hào, ấn tượng và tự nguyện, tích cực thực hiện những hành vi tốt để nêu gương, phấn đấu tương lai sẽ trở thành một thành tố, một nhân lực góp phần xây dựng, bảo vệ tổ quốc; từ đó kích thích HS hình thành sự đam mê, ham học và quan tâm đến lịch sử của nước Lào.