8. Cấu trúc đề tài
2.1.3. Tổ chức các hoạt động dạy học tích hợp phải vừa sức với học sinh
Chủ đề tích hợp trong môn học phải đảm bảo tính vừa sức với học sinh tiểu học nói chung và học sinh thủ đô Viêng Chăn nói riêng, phải phát huy cao độ tính tích cực và vốn sống của HS. Các chủ đề được đưa vào môn học phải rõ ràng, tường minh, liên kết chặt chẽ các bài học với nhau và với nội dung chủ đề,
đồng thời tạo được hứng thú lĩnh hội kiến thức cho HS, hình thành và phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của các em.
Ví dụ: Với chủ đề: “Tự lực giải quyết công việc” cho học sinh lớp 3, GV tích hợp nội dung bài 1 “Tự làm việc” và khai thác các hoạt động thực tiễn mà HS đã thường gặp gỡ trong cuộc sống thường ngày để có thể thiết kế các hoạt động dạy học tích hợp phù hợp trong chủ đề. Chủ đề này là chủ đề mở, có ý nghĩa rộng rãi. Nếu GV giảng dạy không có linh hoạt, không sáng tạo... thì sẽ gây ra nhàm chán, không tạo được hứng thú, HS không nắm được đối tượng, không thể lĩnh hội được kiến thức bài học và cũng không biết đưa ra vận dụng trong thực tiễn. Khi dạy chủ đề này, nếu GV không thiết kế hoạt động học tập vừa sức thì có thể không hiệu quả khi dạy học, ví dụ:
Giáo viên 1: Chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm tìm ra những câu nhận định liên quan đến chủ đề “ tự bản thân giải quyết công việc” (lớp 3). Với yêu cầu này, yêu cầu đặt ra đối với HS không rõ ràng, đang tìm có vẻ rộng quá, không định được mục tiêu, có thể gây nhàm chán, không hứng thú đối với HS. Giáo viên 2: Có thể có tổ chức hoạt động nhóm, phân chia chi tiết nhiệm vụ và rõ ràng về chủ đề như “ tự giải quyết công việc trong học tập’’,“ tự giải quyết công việc nhà”,“ tự giải quyết việc lao động”. Điều này sẽ thu hút được hứng thú HS, HS sẽ định được mục tiêu, tự chủ, tích cực, mỗi thành viên có nhiệm vụ thực hành. Ngoài hoạt động này ra, GV có thể cho HS diễn vai, thi đua... sẽ thu hút được sự theo dõi của các bạn nhóm khác tạo nên nghi ngờ, vui vẻ, có sự góp ý và từ đó biết vận dụng kiến thức học vào thực tiễn.
Tùy thuộc vào đặc điểm đối tượng HS ví dụ như đối với học sinh ở thủ đô Viêng Chăn hoặc ở các thành phố lớn thì trình độ học khá hơn HS ở nông thôn, miền núi. Nên GV phải lựa chọn số lượng bài học để tích hợp sao cho phù hợp với khả năng nhận thức và đặc điểm của HS theo từng vùng.