8. Cấu trúc đề tài
2.2.4. Thường xuyên phối hợp giữa nhà trường và gia đình để tổ chức dạy
tích hợp trong môn Đạo đức
a. Ý nghĩa của biện pháp
Sự huy động cộng đồng cùng tham gia với nhà trường để tổ chức dạy học tích hợp trong môn Đạo đức, nhằm hướng đến giúp học sinh không chỉ có kiến thức và kĩ năng thực hiện các chuẩn mực hành vi đạo đức đúng đắn, mà còn góp phần phát triển năng lực học sinh là một yếu tố không nhỏ góp phần lớn đế thắng lợi của nhà trường trong việc tổ chức dạy học tích hợp. Nhằm giúp học sinh tiểu học hình thành các chuẩn mực hành vi đạo đức phù hợp và phát triển về năng lực một cách hoàn thiện để trở thành những người con ngoan của gia đình, giúp các em tránh được những có ý thức tránh xa được những mặt xấu của xã hội. Tạo điều kiện để sau này các em lớn lên góp phần xây dựng Viêng Chăn và quê hương đất nước Lào ngày càng giàu đẹp. Trong các mối quan hệ xã hội có nhiều mối quan hệ phức tạp, làm ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển và hình thành chuẩn mực hành vi đạo đức và năng lực của các em. Do đó cần phải huy động mọi người trong cộng đồng, đặc biệt là phụ huynh cùng tham gia phối hợp để tổ chức dạy học tích hợp hướng đến mục tiêu phát triển toàn diện về chuẩn mực hành vi đạo đức và năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn phức hợp cho học sinh.
b. Cách thức thực hiện biện pháp
Để làm tốt được việc huy động phụ huynh và cộng đồng người dân ở Viêng Chăn tham gia vào việc tổ chức dạy học tích hợp trong môn Đạo đức cho học sinh tiểu học, nhà trường và giáo viên có thể tiến hành theo các cách sau:
Tổ chức một số buổi hội thảo hoặc lồng ghép trong các cuộc họp phụ huynh để lấy ý kiến xây dựng kế hoạch cụ thể về dạy học tích hợp trong môn Đạo đức gắn với các vấn đề nổi bật của Viêng Chăn để triển khai tới tất cả phụ
huynh học sinh. Giúp mọi người trong cộng đồng ở Viêng Chăn hiểu rõ được tầm quan trong trong việc tham gia giáo dục và cùng nhà trường tổ chức các chủ đề dạy học tích hợp nhằm hướng đến hình thành cho học sinh các chuẩn mực hành vi đạo đức đúng đắn, qua đó phát triển năng lực cho người học một cách tích cực.
Ngoài ra, kết hợp với cấp chính quyền của địa phương nơi học sinh sinh sống, các già làng, trưởng bản để cùng xây dựng, thiết kế các chủ đề dạy học tích hợp, gắn với nguồn lực và đặc điểm cụ thể của địa phương, từ đó cùng huy động tham gia thực hiện việc thực hiện dạy học các chủ đề tích hợp cho các em. Đưa ra những gia đình điển hình trong việc có nhiều con ngoan, hiếu thảo. Những dòng họ có nhiều thành tích trong việc học tập để nêu gương cho các em biết được để phấn đấu noi theo. Qua đó giáo dục cho các em tránh được những mặt trái của xã hội, các em biết lên án và đẩy lùi được những hành vi trái với đạo đức của con người.
Bên cạnh huy động phụ huynh, cộng đồng cùng tham gia thiết kế và xây dựng chủ đề dạy học tích hợp, gắn dạy học môn Đạo đức với việc dạy học các vấn đề địa phương, nhà trường cần gắn kết với phụ huynh, cộng đồng thông qua những nhiệm vụ phức hợp của học sinh gắn với các hoạt động học tập ngoài lớp học, ngoài giờ học dưới vai trò hướng dẫn thực hiện của phụ huynh, cộng đồng. Tăng cường quá trình đánh giá của giáo viên với quá trình tự đánh giá của học sinh và phụ huynh, cộng đồng về kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập tích hợp gắn với môn Đạo đức.
c. Ví dụ minh hoạ
Khi thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề tích hợp “Chúng em tôn trọng phong tục, tập quán” cho học sinh lớp 3A trường tiểu học Đông Khăm Xang, nhà trường chủ động xin ý kiến phụ huynh về việc tổ chức dạy học chủ đề này trong 2 tiết học liền nhau.
Học sinh lớp 3A chủ yếu là người dân tộc Lào Lùm, do đó khi thiết kế các hoạt động dạy học tích hợp cho củ đề này, ngoài việc tổ chức các hoạt động dạy học theo hướng dẫn của sách giáo viên và sách giáo khoa môn Đạo đức 3, nhà trường còn thống nhất đưa vào một hoạt động dạy học có sự tham gia của một nhà sư ở địa phương, đến lớp học để nói về tục lệ tu hành của người Lào Lùm như: ý nghĩa của việc tu hành, các lễ vật và lưu ý khi làm lễ nhập tu, cách tổ chức lễ nhập tu theo quy định của nhà chùa gọi là “Kong – buột”.
Kết thúc buổi học, giáo viên yêu cầu học sinh về nhà trao đổi với bố mẹ, người thân, điều tra tìm hiểu số lượng người đã làm lễ tu hành trong gia đình và tìm hiểu thêm về những nét phong tục, văn hoá riêng của gia đình, dòng họ.