8. Cấu trúc đề tài
2.2.3. Đổi mới phương thức kiểm tra đánh giá kết quả dạy học tích hợp trong
dạy học môn Đạo đức
a. Ý nghĩa của biện pháp
- Đánh giá học sinh là công cụ quan trọng chủ yếu để xây dựng năng lực nhận thức của người học để từ đó điều chỉnh quá trình dạy và học, là động lực để đổi mới phương pháp dạy học, góp phần cải thiện nâng cao chất lượng đào tạo con người theo mục tiêu giáo dục.
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh là quá trình thu thập, xử lý kịp thời, có hệ thống thông tin về hiện trạng, nguyên nhân của chất lượng, hiệu quả giáo dục, căn cứ vào mục tiêu dạy học làm cơ sở cho những chủ trương biện pháp và hoạt động giáo dục tiếp theo. Đánh giá là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong quá trình dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá đã góp phần khắc phục được tình trạng học thụ động theo kiểu chép lại bài giảng, học thuộc lòng kiến thức mà không biết vận dụng kiến thức; đồng thời để thay đổi cách thức học bài trên lớp và học bài ở nhà của học sinh, loại bỏ dần lối học tủ, học lệch.
Đổi mới kiểm tra, đánh giá hiện nay đã có nhiều khác biệt so với trước như kiểm tra trắc nghiệm, kiểm tra kỹ năng thực hành vận dụng, mỗi đề kiểm tra bao gồm những câu hỏi nhằm vào nhiều mảng kiến thức, kỹ năng mà học sinh đã được học.
Việc đổi mới kiểm tra đánh giá giúp người giáo viên nhận biết rõ trình độ học tập của học sinh để điều chỉnh phương pháp dạy học và cách thức kiểm tra đánh giá.
Kiểm tra, đánh giá trong dạy học tích hợp là đánh giá năng lực của người học thông qua sự liên kết, sử dụng kiến thức, kĩ năng, thái đô, giá trị để giải quyết các nhiệm vụ học tập và các vấn đề có liên quan trong cuộc sống. Việc đánh giá nhấn mạnh đến đánh giá quá trình, sự nỗ lực, tiến bộ, cố gắng của người học để tạo ra kết quả đầu ra.
b. Cách thức thực hiện biện pháp
Qua thực tế dạy học, trực tiếp thực hiện việc đổi mới kiểm tra, đánh giá với một số cán bộ, giáo viên ở Viêng Chăn, chúng tôi đề xuất một số phương án thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy học tích hợp như sau:
- Giáo viên sử dụng phối hợp các hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá khác nhau, kết hợp giữa trắc nghiệm khách quan và tự luận. Tăng cường các câu hỏi và bài tập nhận thức ở mức độ vận dụng gắn với các bối cảnh thực tiễn, nội dung tích hợp gắn với bối cảnh.
Hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá cũng cần thể hiện sự phân hoá, đảm bảo 70% câu hỏi bài tập đo được mức độ đạt trình độ chuẩn, 30% còn lại phản ánh mức độ nâng cao dành cho học sinh có năng lực trí tuệ và thực hành cao.
Đánh giá năng lực học sinh thông qua các bảng kiểm quan sát các hoạt động học tập của học sinh.
Tăng cường các phương thức đánh giá trong giờ, ngoài giờ, chính thức và không chính thức. Đặc biệt cần chú trọng đánh giá năng lực giải quyết vấn đề, kỹ năng thực hành, thái độ hành vi của các em thông qua các sản phẩm học tập. Hiện nay ở một số trường tiểu học của Viêng Chăn, việc học sinh đăng ký thuyết trình về bài học mới kết hợp với sử dụng công nghệ thông tin bắt đầu tăng lên. Các em sưu tầm tư liệu, tìm kiếm hình ảnh để phục vụ cho bài học. Ở trên lớp học sinh tích cực, năng động, mạnh dạn phát biểu, biết bày tỏ suy nghĩ, cảm thụ của bản thân. Mật độ thảo luận nhóm, vẽ sơ đồ tư duy sau mỗi bài học, đến nhà nhau để học nhóm chuẩn bị cho bài mới hay để ôn tập cuối kỳ đã được học sinh thực hiện nhiều hơn. Điều đó đã trở thành không khí học tập sôi nổi, giúp học sinh nâng cao chất lượng học tập và nghiên cứu. Do đó, khi kiểm tra, đánh giá cần đảm bảo đúng, đủ các tiêu chí như đánh giá được toàn diện kiến thức, kỹ năng, năng lực, thái độ, hành vi của học sinh, đảm bảo độ tin cậy khả thi, đảm bảo yêu cầu phân hoá, đảm bảo giá trị, hiệu quả cao.
Việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá đã hỗ trợ thêm cho người dạy các trang thiết bị dạy học hiện đại, cũng như việc ra đề kiểm tra một cách khoa học, giúp tiết học trở nên sinh động.
Tổ chức các chuyên đề, tổ chức nhóm học sinh dưới hình thức câu lạc bộ giúp các em giao lưu, trao đổi, trải nghiệm sáng tạo để từ đó các em học tập tiến bộ.
c. Ví dụ minh hoạ
Khi dạy học chủ đề tích hợp: “Tiết kiệm và giữu gìn nguồn nước” môn Đạo đức lớp 3, chúng tôi kết hợp nhiều phương thức để kiểm tra, đánh giá học sinh sau khi học chủ đề như sau:
+ Đánh giá nhận thức của học sinh sau khi học xong chủ đề với phiếu kiểm tra với 4 câu hỏi (tương ứng với 4 mức độ nhận thức: biết, thông hiểu, vận dụng bậc thấp, vận dụng nâng cao):
Câu 1: Các nên làm thế nào để tiết kiệm nước? Hãy đánh dấu vào ô câu đúng với ý kiến của em.
Khi dùng nước xong phải khóa ngay vòi nước.
Không để nước chảy tràn bể.
Không xả nước để nghịch.
Câu 2: Em hãy viết chữ Đ vào ô dưới các tranh vẽ hành vi đúng:
Câu 3: Em sẽ làm gì trong tình huống sau:
Mỗi lần giúp bố mẹ rửa rau xong, Phontthasak thường đổ nước vào một thùng nhựa để dành làm việc khác. Thấy Phontthasak làm việc đó, Shinghavong tỏ ý chế giễu bạn. Nếu em là Phontthasak, em sẽ nói với Shinghavong như thế nào để bạn hiểu được ý nghĩa trong hành động của em?
Câu 4: Nếu em là một kĩ sư và em phải thiết kế một thiết bị tiết kiệm nước, em mong muốn thiết bị của mình có thể làm được những gì?
+ Kiểm tra và đánh giá mức độ thực hiện hành vi tiết kiệm nước của học sinh sau bài học thông qua phiếu tự đánh giá hành vi:
Thực hiện liên tục = 2 Thỉnh thoảng làm = 1 Không bao giờ làm = 0
Việc làm Được làm liên tục Thỉnh thoảng làm Không bao giờ làm Tắt vòi nước ngay sau khi sử dụng.
Dùng nước rửa rau, giặt đồ để tưới cây, chăn rửa gia súc.
Không vứt rác thải xuống ao, hồ, sông, suối.
Dùng nước uống để đùa nghịch. Nhắc nhở mọi người xung quanh dùng nước tiết kiệm
+ Đánh giá khả năng làm việc nhóm của học sinh khi học chủ đề dạy học tích hợp theo các tiêu chí sau:
Nội dung Nhóm Dũng cảm bảy tỏ ý kiến, chú ý làm việc nhóm Biết vận dụng phương tiện Thực hiện chính xác, hợp lí theo mục tiêu Điểm chung Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3
Điểm trong từng tiêu chí được xác định như sau: không tốt: 0 điểm; bình thường: 1 điểm; tốt: 2 điểm