3.7.1 .Kết quả định lượng
3.7.2. Kết quả định tính
Căn cứ vào phiếu theo dõi giờ dạy của các GV chủ nhiệm lớp và căn cứ vào quá trình quan sát học sinh tham gia hoạt động học tập ở cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng, chúng tôi nhận thấy:
- Ở lớp TN các em HS có hứng thú học tập rất cao và học tích cực hơn, HS có vẻ mặt vui vẻ hơn, HS chú ý quan tâm, lắng nghe giải thích của GV, số HS giơ tay phát biểu ý kiến nhiều hơn, lên bảng nhiều hơn (tự HS xung phong chứ không do bắt buộc hoặc gọi tên), trong làm việc nhóm các em mạnh dạn hơn khi trao đổi ý kiến, khả năng trình bày giữa đám đông tốt hơn, tự tin hơn và không khí học tập trong cả tiết dạy sôi nổi hơn. Như vậy, với các hoạt động học tập được thiết kế trong chủ đề, học sinh hứng thú và hăng hái tham gia bài học với tinh thần tự giác và tích cực cao.
- Sự kết nối giữa tiết 1 và tiết 2 của bài Đạo đức: ở lớp thực nghiệm, các hoạt động kết nối giữa hai tiết có sự gắn kết chặt chẽ hơn lớp đối chứng.
- Về kĩ năng giao tiếp và hợp tác của học sinh trong các hoạt động học tập: Ở lớp học đối chứng, chủ yếu giáo viên sử dụng phương pháp hỏi – đáp và quan sát. Không khí lớp học trầm hơn so với lớp đối chứng. Còn ở lớp thực nghiệm, giáo viên sử dụng đa dạng các phương pháp và hình thức dạy học, trong đó dạy học theo nhóm được giáo viên phát huy vai trò nhiều hơn. Khi học sinh được cô giáo khích lệ bằng lời nói, phần thưởng thì phần lớn HS đã chủ động giơ tay xin phát biểu ý kiến trong các hoạt động học tập, khi đứng lên trả lời câu hỏi của giáo viên, các em có thái độ tự tin hơn, vui vẻ hơn, ánh mắt nhìn vào người nghe. Xu thế thi đua trả lời giữa các nhóm xuất hiện làm cho các hoạt động học tập sôi nổi hơn, nhất là trong các hoạt động làm việc nhóm. Đặc biệt khi tổ chức cho học sinh làm việc, chơi trò chơi theo nhóm nhỏ (chỉ 2 đến 4 HS), phần lớn học sinh đều tham gia vào công việc của nhóm.
Học sinh tích cực khi tham gia vào các hoạt động nhóm, các hoạt động thi đua giữa các tổ, đội trong các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức đã phần nào khằng định rằng: phần lớn các em đã nhân thức được vai trò quan trọng của việc học, nhận thức được vai trò quan trọng của bản thân khi đóng góp vào kết quả làm việc chung của cả nhóm. Phần lớn HS thích tham gia học tập trong chủ đề dạy học tích hợp và hứng thú khám phá những kiến thực bài Đạo đức với thực tế cuộc sống.
Cùng với việc quan sát biểu hiện của học sinh trong tiết học, chúng tôi còn thiết kế phiếu kiểm tra, đánh giá thái độ của học sinh khi được tham gia các hoạt động học tập của giáo viên lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Kết quả kiểm tra được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.5. Kết quả bày tỏ thái độ của HS khi tổ chức dạy học tích hợp trong môn Đạo đức
Thái độ
Trước Thực nghiệm Sau Thực nghiệm Nhóm TN Nhóm ĐC Nhóm TN Nhóm ĐC SL TL % SL TL % SL TL % SL TL% Rất thích 3 6,7 2 4,5 10 22,2 1 2,3 Thích 7 15,6 8 18,2 21 46,7 10 22,7 Bình thường 30 66,7 26 59,1 10 22,2 24 54,5 Không thích 5 11 8 18,2 4 8,89 9 20,6
Nhìn vào kết quả thống kê thái độ của học sinh khi học môn Đạo đức trước và sau khi thực nghiệm có thể thấy rằng: trước khi thực nghiệm, tỉ lệ học sinh có thái độ không thích thú với dạy học tích hợp được sử dụng trong môn học của cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng gần như tương đương nhau (trên 59 %), tỉ lệ học sinh thích ở cả hai nhóm chỉ chiếm nhỏ (trên 15%). Tuy nhiên, sau thực nghiệm, tỉ lệ học sinh thích học môn học, thích được tham gia các dạy học tích hợp sử dụng trong các bài học tăng lên đáng kể ở nhóm thực nghiệm (từ
20,5% tăng lên 68,2%), trong khi đó tỉ lệ học sinh thích học các môn học này ở nhóm đối chứng không có sự thay đổi nhiều (từ 22,8% tăng lên 25%). Khi được hỏi “Dạy học tích hợp giúp em hiểu được kiến thức nào nhất trong bài học?”, hầu hết học sinh nhớ và kể được rất nhiều kiến thức chi tiết trong từng hoạt động dạy học. Bên cạnh đó, hầu hết các em học sinh lớp thực nghiệm còn liên hệ được các kiến thức thực tiễn có liên quan đến bài học như: xây dựng được bảng “cùng tôn trọng nhau” trong lớp học; nêu được những việc đã làm và những cam kết chăm chỉ trong tương lai để trở thành những công dân tốt phục vụ cho đất nước Lào.
+ Bên cạnh đánh giá về kiến thức và thái độ của học sinh khi học bài học môn Đạo đức, chúng tôi còn tiến hành kiểm tra và đánh giá mức độ thực hiện hành vi tôn trọng nhau và cam kết chăm chỉ của học sinh sau hai bài học thực nghiệm. Kết quả được thể hiện ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng như sau:
Mức độ thực hiện hành vi
Trước Thực nghiệm Sau Thực nghiệm Nhóm TN Nhóm ĐC Nhóm TN Nhóm ĐC SL TL % SL TL % SL TL % SL TL%
Thực hiện liên tục 8 17,8 10 22,7 14 31,1 10 22,7
Thi thoảng làm 5 11,1 6 13,6 23 51,1 14 31,8
Chưa làm 32 71,1 28 63,7 8 17,8 20 45,5
+ Đánh giá khả năng làm việc nhóm của học sinh khi học chủ đề dạy học tích hợp, chúng tôi nhận thấy: ở lớp thực nghiệm, học sinh có các biểu hiện hợp tác hơn lớp đối chứng như: trong các nhóm thảo luận có sự tương tác, trao đổi nhiều hơn; học sinh thể hiện nhiều quan điểm hơn; khi trình bày kết quả nhóm trước lớp, các nhóm ở lớp thực nghiệm sôi nổi hơn, các phương án trả lời phong phú hơn nhóm đối chứng.
Điều đó chứng tỏ HS tiểu học rất thích được học, được tham gia vào các hoạt động dạy học tích hợp thiết kế theo hướng phát triển các năng lực đặc thù gằn với môn Đạo đức đồng thời cũng khẳng định sự tác động tích cực của các
biện pháp sử dụng trong thực nghiệm tới hứng thú, động cơ học tập của học sinh tiểu học.
Về phía GV dự các giờ học thực nghiệm, khi được hỏi 2 câu hỏi “Khi có sử dụng dạy học tích hợp trong bài học, thầy (cô) thấy thái độ của các em học sinh như thế nào?” và “Theo thầy (cô), khi sử dụng các dạy học tích hợp đó trong bài học, HS được phát triển những năng lực nào?” Đa số các thầy (Cô) đều khá thích thú, hài lòng với các giờ dạy thực nghiệm có sử dụng các dạy học tích hợp và có chung quan điểm là học sinh tích cực hơn, hăng hái hơn rất nhiều, thêm vào đó các thầy cô cũng khằng định rằng qua giờ tự nhiên, năng lực tìm hiểu, khám phá, gắn kết được kiến thực bài học với thực tiễn cuộc sống của các em. Và đây là điểu có ý nghĩa rất quan trọng để có thề xây dựng nền tảng cho việc lĩnh hội các tri thực khoa học của môn học và thực hiện thiết kế các dạy học tích hợp gắn liền với định hướng phát triển năng lực đặc thù trong môn học Đạo đức.