Khái quát đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học tích hợp trong môn đạo đức ở các trường tiểu hoc tại thủ đô viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 31 - 33)

8. Cấu trúc đề tài

1.4.1. Khái quát đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học

Học sinh tiểu học là lứa tuổi từ 6 đến 10 tuổi, đây là giai đoạn mà trẻ em tiến hành hoạt động chuyển hướng vào việc lĩnh hội tri thức, tạo tiền đề cho sự

phát triển nhân cách đặc biệt là sự phát triển năng lực trí tuệ của trẻ em diễn ra một cách thuận lợi.

Ở giai đoạn này, hoạt động chủ đạo là hoạt động học tập. Tuy nhiên, song song với hoạt động học tập, các em còn diễn ra các hoạt động khác như: hoạt động vui chơi (chuyển từ chơi với đồ vật sang các trò chơi vận động); hoạt động lao động (bắt đầu có sự tham gia lao động tự phục vụ bản thân, gia đình và các hoạt động lao động tập thể ở trường, ở lớp); hoạt động xã hội (bắt đầu có sự tham gia vào các phong trào của trường, lớp, khu dân cư). Bên cạnh những đặc điểm trên, học sinh tiểu học còn có những biểu hiện cơ bản về tâm lý như: luôn cố gắng là thành viên tích cực ở nhà và ở trường, thích được quan tâm, khích lệ khi làm được việc tốt, thích được tham gia các hoạt động xã hội mang tính tập thể. Đến giai đoạn cuối cập tiểu học, các em muốn người khác thừa nhận mình đã lớn, thích được nhiều người biết đến mình.

Về nhận thức lý tính: Tư duy của học sinh mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư duy trực quan hành động. Các phẩm chất tư duy chuyển dần từ tính cụ thể sang tính tư duy trừu tượng khái quát, tuy nhiên các hoạt động phân tích, tổng hợp kiến thức còn sơ đẳng, chưa sâu sắc. Các hình ảnh tưởng tượng còn đơn giản, chưa bền vững và dễ thay đổi, đến cuối cấp tiểu học, tưởng tượng bắt đầu hoàn thiện, từ những hình ảnh cũ học sinh có thể tái tạo ra những hình ảnh mới và tưởng tượng của các em bị chi phối mạnh mẽ bởi các cảm xúc, tình cảm, gắn với các rung động tình cảm của học sinh.

Trí nhớ trực quan, hình tượng chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ- logic. Giai đoạn đầu cấp tiểu học, ghi nhớ máy móc phát triển tương đối tốt và chiếm ưu thế hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa. Đến giai đoạn cuối cấp tiểu học, ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ được tăng cường. Ghi nhớ có chủ định đã phát triển. Tuy nhiên, hiệu quả của việc ghi nhớ có chủ định còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tích cực tập trung trí tuệ của các em, sức hấp dẫn của nội dung tài liệu, yếu tố tâm lý tình cảm hay hứng thú của các em..

Về sự phát triển tình cảm: Tình cảm của học sinh tiểu học mang tính cụ thể trực tiếp và luôn gắn liền với các sự vật hiện tượng sinh động, rực rỡ,... Lúc này khả năng kiềm chế cảm xúc của trẻ còn non nớt, trẻ dễ xúc động và cũng dễ nổi giận, biểu hiện cụ thể là trẻ dễ khóc mà cũng nhanh cười, rất hồn nhiên vô tư...

Vì thế có thể nói tình cảm của trẻ chưa bền vững, dễ thay đổi (tuy vậy so với tuổi mầm non thì tình cảm của trẻ tiểu học đã "người lớn" hơn rất nhiều.

Trong quá trình hình thành và phát triển tình cảm của học sinh tiểu học luôn luôn kèm theo sự phát triển năng khiếu: Trẻ nhi đồng có thể xuất hiện các năng khiếu như thơ, ca, hội họa, kĩ thuật, khoa học,...khi đó cần phát hiện và bồi dưỡng kịp thời cho trẻ sao cho vẫn đảm bảo kết quả học tập mà không làm thui chột năng khiếu của trẻ.

Về sự phát triển nhân cách: Nét tính cách của học sinh đang dần được hình thành, mang tính chỉnh thể và hồn nhiên. Các em thường bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của mình một cách vô tư, hồn nhiên, thật thà và ngay thẳng; nhân cách lúc này còn tiềm ẩn, các phẩm chất và năng lực của các em chưa được bộc lộ rõ rệt, tuy nhiên nếu được tác động thích ứng sẽ được phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học tích hợp trong môn đạo đức ở các trường tiểu hoc tại thủ đô viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)