Dạy học tích hợp trong môn Đạo đức phải quan tâm đến bối cảnh thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học tích hợp trong môn đạo đức ở các trường tiểu hoc tại thủ đô viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 46 - 47)

8. Cấu trúc đề tài

2.1.2. Dạy học tích hợp trong môn Đạo đức phải quan tâm đến bối cảnh thực

tiễn của học sinh thủ đô Viêng Chăn và nội dung môn Đạo đức

Trong dạy học tích hợp, môi trường sống và các yếu tố thực tiễn có vai trò quan trọng. Thông qua dạy học tích hợp, học sinh có thể vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập hàng ngày, đặt cơ sở nền móng cho quá trình học tập tiếp theo; cao hơn là có thể vận dụng để giải quyết những tình huống có ý nghĩa trong cuộc sống. Chính vì vậy, muốn tổ chức daỵ học tích hợp hiệu quả, người giáo viên phải chú trọng tìm hiểu bối cảnh thực tiễn nơi học sinh sinh sống, để từ đó xây dựng nội dung và thiết kế hoạt động dạy học phù hợp.

Học sinh ở Thủ đô Viêng Chăn có điều kiện sống, ưu đãi hơn các khu vực khác của Lào. Phần lớn học sinh có điều kiện kinh tế gia đình nói chung khá tốt. Vì các phụ huynh đều là cán bộ, nhà kinh doanh và buôn bán. Học sinh được quan tâm nhiều tới sức khỏe; mỗi năm có tổ chức chương trình uống sữa, chương trình kiểm dịch, tiêm vácxin, khám răng... Hơn 90% HS ở Thủ đô Viêng Chăn là dân tộc Lào Lùm nên ít gặp vấn đề về ngôn ngữ giao tiếp cũng như việc sử dụng ngôn ngữ trong học tập. Học sinh có tính ham học, tính thích thi đua và kết quả học tập HS khá tốt. Tuy nhiên, vì nằm trong khu vực tương đối phát triển về kinh tế nên trò chơi online, smart phone...đã được phổ biến vào cuộc sống HS, gây ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh.

Môn Đạo đức cấp tiểu học của Lào gồm có 5 mạch nội dung lớn xoay quanh mối quan hệ của học sinh với bản thân (sống trật tự, ngăn nắp; tiết kiệm thời gian; biết bày tỏ và lắng nghe ý kiến người khác; sống tiết kiệm, trung thực; có trách nhiệm với việc làm của mình; biết giải quyết vấn đề, khắc phục vượt qua khó khăn để vươn lên... ), quan hệ với gia đình (yêu quý, thân thiết với gia đình, họ hàng; vâng lời bố mẹ, người thân; chăm sóc em nhỏ, giúp đỡ bố mẹ việc nhà; hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; biết ơn tổ tiên...), quan hệ với nhà trường (yêu quý thầy cô giáo, thực hiện kỉ cương của nhà trường; chăm chỉ học tập; chú ý nghe cô giảng bài; đoàn kết với bạn bè; quan tâm, giữ gìn, bảo vệ trường, lớp...), quan hệ với dân cư – xã hội (có tình cảm yêu quê hương xứ sở, yêu nước; biết tên nước, cờ tổ quốc, quốc huy, ngày quốc khánh, quốc ca, chào cờ; có sự lịch sự, dịu dàng, chân thành, kính trọng, kỉ luật ở nơi công cộng; giúp đỡ người khó khăn, người cao tuổi; kính trọng người lãnh đạo, người có công lao với nước; yêu người lao động, bộ đội, công an; có tình đoàn kết hữu nghị với mọi dân tộc và chung sống hòa bình…) và quan hệ với môi trường tự nhiên (giá trị của môi trường tự nghiên, chăm sóc cây, hoa; giữ gìn, bảo vệ nơi công cộng…).

Những mạch nội dung trên của môn Đạo đức của Lào có mối quan hệ logic, gắn kết với nhau. Trong quá trình dạy học tích hợp, GV phải khai thác, tìm hiểu cuộc sống thực tiễn của học sinh thủ đô Viêng Chăn để có thể xây dựng các chủ đề dạy học tích hợp phù hợp. Thiết kế các hoạt động dạy học trong mối quan hệ thống nhất, gắn với cuộc sống và các mối quan hệ hàng ngày của học sinh thủ đô Viêng Chăn để phát triển năng lực cho HS, đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn gắn với nội dung môn Đạo đức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học tích hợp trong môn đạo đức ở các trường tiểu hoc tại thủ đô viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)