Phẩm chất và năng lực của Hiệu trưởng các trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học môn tiếng việt ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở huyện trạm tấu, tỉnh yên bái​ (Trang 46 - 47)

8. Kết cấu của luận văn

1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học tạ

1.5.2. Phẩm chất và năng lực của Hiệu trưởng các trường

Đây là yếu tố vơ cùng quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của công tác quản lý và dạy học môn Tiếng ở tiểu học tại các trường PTDTBT Tiểu học và Trung học cơ sở. Nếu đội ngũ hiệu trưởng có năng lực quản lý tốt, năng động, sáng tạo dẫn dắt đội ngũ giáo viên có trình độ chun mơn và năng lực sư phạm vững vàng, tâm huyết với nghề nghiệp, với học sinh thì nhất định hiệu quả, chất lượng dạy học sẽ đạt cao, đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Điều 16 Luật Giáo dục khẳng định vai trò của cán bộ quản lý: “Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản

lý, điều hành các hoạt động giáo dục. Cán bộ quản lý giáo dục phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chun mơn, năng lực quản lý và trách nhiệm cá nhân” [34]. Đặc biệt, hiện nay đội ngũ Hiệu trưởng phải đáp ứng đầy

đủ các tiêu chí theo Chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông được ban hành kèm theo Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Như vậy, muốn thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình địi hỏi người hiệu trưởng cần phải có những phẩm chất và năng lực sau đây:

- Hệ thống phẩm chất

+ Giác ngộ chính trị, nhiệt tình cách mạng, có trình độ lý luận Mác-Lênin; tận tụy, gương mẫu trong công tác và trong sinh hoạt;

+ Là nhà giáo dục tốt, là người gương mẫu trong tập thể sư phạm;

+ Hiểu rõ điều kiện, hồn cảnh của cấp dưới, hịa mình với tập thể, tơn trọng mọi người, đối xử cơng bằng, hợp tình, hợp lý với mọi người;

+ Hiểu đời sống của người dân địa phương, cảm thơng với những khó khăn của học sinh trong từng thời kì, ln nghiên cứu để giảng dạy, giáo dục phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh địa phương;

+ Trung thực khi báo cáo với cấp trên;

- Hệ thống năng lực

Bao gồm các năng lực sư phạm, năng lực quản lý và năng lực giao tiếp như: + Có trình độ chun mơn, nghiệp vụ tốt;

+ Nắm vững chương trình và phương pháp giảng dạy, có khả năng tự học, tự bồi dưỡng vươn lên;

+ Đã kinh qua công tác chủ nhiệm và cơng tác đồn thể; + Có năng lực phân tích các hoạt động giáo dục;

+ Có năng lực tổng kết kinh nghiệm và nghiên cứu khoa học giáo dục;

+ Có khả năng kiểm tra cơng tác chun mơn, quản lý công tác hành chánh, giao tiếp và phát triển các kĩ năng giao tiếp;

+ Có khả năng hoạch định kế hoạch tương lai cho tập thể, cho cá nhân; + Có sự nhạy cảm về cơng tác tổ chức quản lý.

Để đáp ứng với xu thế đổi mới trong giáo dục hiện nay, người hiệu trưởng phải có khả năng xử lý thông tin; phải xây dựng mạng lưới các quan hệ, có giao tiếp tốt, phản hồi nhanh; người hiệu trưởng phải biết thuyết phục hơn ra lệnh, biết quyết đoán, trung thực và liêm khiết, biết tư duy sáng tạo và hành động hiệu quả. Tuy nhiên, trên thực tế một bộ phận hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và một số giáo viên các trường tiểu học chưa thực sự có năng lực cao trong việc quản lý và dạy học tiếng Việt ở tiểu học cho học sinh đặc biệt là học sinh DTTS tại các trường PTDTBT Tiểu học và Trung học cơ sở, chưa thực sự tâm huyết với nghề và với học sinh, do đó cịn gây cản trở cho cơng tác quản lý, chỉ đạo và thực hiện dạy học mơn Tiếng việt cho học sinh DTTS. Điều đó địi hỏi phải có những giải pháp tích cực và hiệu quả để nâng cao trình độ và năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên công tác tại những vùng này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học môn tiếng việt ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở huyện trạm tấu, tỉnh yên bái​ (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)