Đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt cho phù hợp với đặc điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học môn tiếng việt ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở huyện trạm tấu, tỉnh yên bái​ (Trang 89 - 93)

8. Kết cấu của luận văn

3.2. Đề xuất các biện pháp

3.2.2. Đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt cho phù hợp với đặc điểm

sinh tiểu học ở các trường PTDTBT Tiểu học và Trung học cơ sở

a. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học ở các trường PTDTBT, thu hút các em tham gia một cách tích cực, chủ động để rèn luyện và phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt. Bằng các phương pháp giáo dục phù hợp với xu thế giáo dục và điều kiện thực tiễn của nhà trường, đặc thù của học sinh DTTS.

b. Nội dung và cách thức thực hiện

Thực hiện các nguyên tắc dạy Tiếng Việt theo định hướng đổi mới

Thông qua các hoạt động chuyên môn như: Hội thảo chuyên đề, tập huấn, kiểm tra... phòng GD&ĐT chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá các nhà trường và giáo viên thực hiện các nguyên tắc dạy Tiếng Việt theo định hướng đổi mới:

- Nguyên tắc hướng vào hoạt động giao tiếp: Nguyên tắc này sẽ chi phối trực tiếp việc chọn và sắp xếp nội dung kiến thức cần dạy. Kiến thức về Tiếng Việt chỉ có ý nghĩa khi chúng góp phần hình thành các kỹ năng giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết).

- Nguyên tắc chú ý đến trình độ tiếng Việt vốn có của học sinh: Đối với học sinh DTTS thì vốn tiếng Việt trước khi vào lớp 1 là rất ít, thậm chí có em cịn chưa biết. Do đó giáo viên khơng thể dạy tiếng Việt cho học sinh DTTS giống như dạy cho học sinh

người Kinh, mà phải có một phương pháp phù hợp, vừa giúp các em hiểu bài, vừa phát huy tính chủ động, tích cực của các em trong giờ học tiếng Việt- một yêu cầu cấp bách trong lý luận và thực tiễn dạy học hiện nay.

- Nguyên tắc rèn luyện ngôn ngữ gắn liền với rèn luyện tư duy: Chuẩn bị đầy đủ, tạo mọi điều kiện cho các em nắm được nội dung các vấn đề cần viết hoặc nói (đặc biệt là nội dung sự kiện cho các đề bài tập làm văn). Muốn vậy, đề tài của các bài tập làm văn phải gần gũi với cuộc sống thực tế của các em, với đời sống sinh hoạt của đổng bào DTTS. Giáo viên phải tổ chức cho học sinh tìm hiểu, quan sát, ghi chép đầy đủ và phong phú các tư liệu cần thiết trước khi viết hoặc nói.

- Nguyên tắc kết hợp rèn luyện cả 4 kỹ năng ngơn ngữ (nghe, nói, đọc, viết): Học sinh tiểu học khi mới đến trường, các em chỉ mới biết nói chứ chưa biết đọc, biết viết. Do đó, trong q trình dạy tiếng Việt cho học sinh, bên cạnh việc dạy đọc và viết, giáo viên cần lưu ý luyện cho các em kỹ năng nói và nghe. Đặc biệt, đối với học sinh DTTS thì việc kết hợp rèn luyện cả 4 kỹ năng ngôn ngữ càng trở nên quan trọng, giúp các em tiếp thu kiến thức một cách toàn diện và hiệu quả hơn.

Tóm lại, các nguyên tắc dạy tiếng Việt chỉ trở thành cơ sở cho việc dạy tiếng khi

chúng được đúc kết từ thực tiễn dạy học tiếng Việt trên những quy luật chung của nó. Bảo đảm các nguyên tắc cơ bản của việc dạy tiếng là tiền đề, là điều kiện tiên quyết để đạt mục đích dạy và học tiếng Việt.

Thực hiện các phương pháp dạy học tích cực sao cho phù hợp với đối tượng học sinh tiểu học DTTS

CBQL trường học và giáo viên cần nhận thức rõ về mặt lý luận cũng như thực tế nhằm xác định, phân biệt được phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học tích cực, từ đó lựa chọn áp dụng những PPDH tích cực phù hợp với đối tượng học sinh.

- Dạy học Tiếng Việt theo định hướng giao tiếp: Một trong những mục tiêu hàng đầu của môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học là rèn luyện các kỹ năng sử dụng tiếng Việt để học tập và giao tiếp trong các mơi trường hoạt động của lứa tuổi. Chính vì thế, chương trình tiểu học mới đã quan tâm đến việc dạy tiếng Việt thông qua hoạt động giao tiếp.

Đây là biện pháp hiệu quả đối với các em học sinh tiểu học DTTS, với bản tính e dè, nhút nhát, ngại giao tiếp, phương pháp dạy học này càng trở nên quan trọng và cần thiết, giúp các em dần làm quen và tự tin hơn trong giao tiếp hàng ngày.

- Tổ chức trò chơi học tập tiếng Việt: Cùng với các PPDH hiện đại theo xu thế đổi mới, trò chơi học tập là một phương pháp tổ chức dạy học có nhiều tác dụng trong việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức. Xuất phát từ tâm lý học lứa tuổi, có thể khẳng định phương pháp tổ chức trò chơi học tập là phương pháp dạy học rất phù hợp với học sinh tiểu học, đặc biệt là trong việc tiếp thu và vận dụng kiến thức Tiếng Việt, môn học gần gũi với thực tế cuộc sống hàng ngày.

- Phương pháp học tập hợp tác (theo nhóm):Hình thức tổ chức dạy học theo

phương pháp học tập hợp tác có ý nghĩa và tác dụng tích cực. Tất cả học sinh đều được làm việc và thực hành luyện tập, biết giúp đỡ lẫn nhau, giải quyết được những vấn đề khó và tìm ra cái mới trong bài học, tạo thái độ học tập tích cực, đặc biệt bước đầu giúp các em làm quen với phong cách làm việc hợp tác.

Đối với học sinh tiểu học DTTS, phương pháp học tập này càng trở nên quan trọng, các hoạt động nhóm giúp các em khắc phục những hạn chế vốn có về ngơn ngữ tiếng Việt cũng như thói quen rụt rè trong giao tiếp; giúp các em biết cách diễn đạt ý kiến của mình trước đám đơng, tự tin hơn, chủ động hơn trong việc tiếp thu kiến thức và sáng tạo, tìm tịi cái mới

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Tiếng Việt: Đây là một

trong những xu thế phát triển của xã hội hiện nay, với ưu điểm lớn nhất của bài giảng điện tử là nội dung bài học được minh hoạ bằng những âm thanh, hình ảnh sống động, làm cho học sinh thích thú và tiếp thu bài nhẹ nhàng hơn; nâng cao khả năng tự học, phát triển tư duy tích cực của người học; đồng thời tạo điều kiện cho người dạy tự hồn thiện, tự cập nhật thơng tin nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục nói chung và đối với bộ mơn Tiếng Việt bậc tiểu học nói riêng.

Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT vào dạy học mơn Tiếng Việt khá khó khăn, phức tạp, cần đầu tư rất nhiều thời gian, kinh phí, cơng sức và trí tuệ của cả người dạy và nhà quản lý để đảm bảo các điều kiện cho việc thực hiện phương pháp này. Đối với các trường PTDTBT Tiểu học và Trung học cơ sở thì những khó khăn, trở ngại trong việc sử dụng phương pháp này càng tăng lên gấp bội phần (thiếu phịng học, máy móc, phương tiện dạy học hiện đại, trình độ tin học của GV cịn rất hạn chế...) nhưng hiệu quả mang lại cũng lớn hơn rất nhiều, bởi các em học sinh nơi đây sẽ cảm nhận sự mới lạ và hiện đại của phương pháp này nhiều hơn các em học sinh vùng phát triển, do đó sẽ hấp dẫn các em nhiều hơn, khiến các em say mê học tập hơn.

Trước những khó khăn, trở ngại đó, để thực hiện tốt hình thức dạy học này, nhà quản lý cần phải quan tâm chỉ đạo:

- Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại, cần thiết cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giảng dạy.

- Tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên kiến thức về tin học và việc sử dụng các phần mềm để soạn và giảng một bài giảng điện tử.

- Chỉ đạo các trường tổ chức những chuyên đề giảng dạy Tiếng Việt có sự hỗ trợ của cơng nghệ thông tin để giáo viên học hỏi, rút kinh nghiệm về kỹ năng thực hiện một giáo án điện tử. Tránh làm cho bài giảng thiên về trình diễn thơng tin và lạm dụng các hiệu ứng hoạt hình vì những bài giảng ấy chỉ thu hút học sinh lúc ban đầu, do các em tị mị, thích thú với cái mới lạ, cái sống động. Nhưng chính nó sẽ triệt tiêu các hoạt động tích cực của học sinh, đi lệch trọng tâm yêu cầu một tiết dạy theo phương pháp mới.

- Bài giảng điện tử không thể thay thế việc biên soạn giáo án và thực hành giảng dạy bằng phương pháp truyền thống, mà nên quan niệm đó là một trong những hình thức tổ chức bài lên lớp trong đó tồn bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều được chương trình hố do giáo viên điều khiển thơng qua phương tiện công nghệ thơng thơng tin.

Tóm lại, mỗi phương pháp, hình thức dạy học có mặt mạnh và hạn chế riêng, phù

hợp với từng loại bài riêng, từng khâu riêng của quá trình dạy học. Vì vậy, khơng nên quá lạm dụng hoặc phủ định hồn tồn một phương pháp, hình thức dạy học nào. Điều quan trọng là cần căn cứ vào nội dung, tính chất từng bài; căn cứ vào trình độ học sinh và năng lực, sở trường của giáo viên; căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh của từng trường, từng lớp mà lực chọn và sử dụng kết hợp các phương pháp, hình thức dạy học một cách hợp lý, đúng mức, tiến tới mục đích cuối cùng là đạt hiệu quả giảng dạy tốt.

c. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Tiếp tục đổi mới cơng tác quản lý giáo dục từ phịng GD&ĐT đến các nhà trường theo hướng kỷ cương, dân chủ và cơng khai. Thực hiện dân chủ hố trường học, xã hội hoá giáo dục, huy động mọi lực lượng xã hội tham gia công tác giáo dục, huy động mọi nguồn kinh phí có thể để đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng các điều kiện để thực hiện các phương pháp giáo dục tích cực, hiện đại đạt hiệu quả cao.

- Các trường tiểu học phát huy những hình thức tổ chức dạy học tích cực, giáo dục theo hướng phát huy tài năng của cả người dạy và người học. Kiên quyết loại trừ các phương pháp dạy học trái với mục tiêu giáo dục, dạy học theo kiểu đọc-

chép, dạy học chạy theo thành tích dẫn đến áp đặt, nhồi sọ học sinh, đánh mắng, xúc phạm học sinh….

- Giáo viên chủ động, sáng tạo lựa chọn và phối hợp các phương pháp phù hợp với đặc điểm từng nội dung kiến thức, từng hoạt động dạy học, từng độ tuổi và tâm, sinh lý học sinh, chú ý đến yếu tố bản sắc dân tộc; Coi trọng tác động tình cảm, biết động viên, nêu gương đúng mức và kịp thời…tạo cho học sinh có niềm vui và hứng thú học tập, rèn luyện, biết tự giác thực hiện nghiêm túc những yêu cầu giáo dục.

- Thực hiện đổi mới PPDH phải được tiến hành đồng bộ với đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, đổi mới nội dung, cách thức bồi dưỡng giáo viên để mỗi giáo viên có đủ năng lực, kỹ năng dạy học, đánh giá theo chuẩn quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học môn tiếng việt ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở huyện trạm tấu, tỉnh yên bái​ (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)