Đời sống kinh tế của gia đình học sinh DTTS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học môn tiếng việt ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở huyện trạm tấu, tỉnh yên bái​ (Trang 51 - 53)

8. Kết cấu của luận văn

1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học tạ

1.5.6. Đời sống kinh tế của gia đình học sinh DTTS

Mối quan hệ giữa kinh tế và giáo dục là mối quan hệ tương hỗ. Chúng vừa là phương tiện, vừa là kết quả của quá trình tác động lẫn nhau. Kinh tế phát triển là cơ sở, là điều kiện cho giáo dục phát triển và ngược lại, giáo dục phát triển, trình độ dân trí được nâng cao là động lực thúc đẩy cho kinh tế phát triển.

Mặc dù đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, xã hội hỗ trợ giúp đỡ nhưng trên thực tế, đời sống kinh tế của đồng bào vùng DTTS hiện nay cịn rất nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo luôn đứng đầu cả nước, hạ tầng cơ sở vật chất của địa phương cịn rất yếu kém. Chính vì vậy, phát triển giáo dục các vùng này vẫn cịn nhiều khó khăn, bất cập, khơng thể khắc phục trong một thời gian ngắn, trong một chính sách mà nhiều chế độ hỗ trợ về an sinh xã hội mới có thể cải thiện được.

Do kinh tế gia đình khó khăn, các em khơng đủ đều kiện ăn, uống sinh hoạt và phải lao động sớm giúp đỡ gia đình, thường xuyên nghỉ, bỏ học, làm cho việc dạy học tiếng Việt ở các vùng này càng phải đối mặt với nhiều thách thức từ điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương và của gia đình học sinh.

Trong việc dạy học tiếng Việt, ngoài những ảnh hưởng từ tiếng mẹ đẻ, một trong những điều kiện quan trọng để trẻ phát triển ngôn ngữ là sự phong phú của thế giới đồ vật, đồ chơi, sách truyện tham khảo...và mơi trường giao tiếp. Trong khi đó, đời sống kinh tế của gia đình cịn nghèo khó, khơng có điều kiện để đầu tư mua sắm các loại sách, ảnh, truyện tranh, đồ chơi, băng đĩa... giúp các em có được mơi trường thuận lợi ở gia đình để học tiếng Việt tốt hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Giáo dục là quốc sách hàng đầu và QLGD chính là khâu then chốt để phát triển sự nghiệp giáo dục, quản lý dạy học lại là hoạt động chính trong q trình quản lý giáo dục. Quản lý giáo dục được hiểu là sự tác động có tổ chức, có định hướng phù hợp với quy luật khách quan của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục ở từng cơ sở và của toàn bộ hệ thống giáo dục đạt tới mục tiêu đã định. Quản lý hoạt động dạy học là nhiệm vụ trọng tâm trong quản lý giáo dục nói chung và quản lý nhà trường nói riêng. Quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường là quản lý trực tiếp các hoạt động giáo dục diễn ra ở trường.

Tiếng Việt là môn học nền tảng của bậc tiểu học, rèn luyện khả năng ngơn ngữ cho học sinh, qua đó cung cấp kiến thức về văn hố - xã hội, khoa học- kỹ thuật, là nền tảng để học sinh có thể học tốt các môn học khác; đồng thời giáo dục đạo đức, thẩm mỹ cho học sinh. Quản lý dạy học môn Tiếng Việt ở các trường PTDTBT Tiểu học và Trung học cơ sở nhằm tạo dựng một môi trường và những điều kiện thuận lợi cho các trường tiểu học này thực hiện tốt các nội dung quản lý để đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học nói chung và đáp ứng yêu cầu tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS.

Đối với việc quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt của hiệu trưởng trường tiểu học bao gồm các nội dung sau: Quản lý mục tiêu, kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt; quản lý việc thực hiện chương trình dạy học môn Tiếng Việt; quản lý hoạt động dạy môn Tiếng Việt của giáo viên; quản lý hoạt động học môn Tiếng Việt của học sinh; quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy của giáo viên; quản lý việc giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; quản lý các phương tiện, thiết bị dạy học và các điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học môn Tiếng Việt.

Quản lý dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học tại các trường PTDTBT Tiểu học và Trung học cơ sở chịu ảnh hương của các yếu tố cơ bản như: Phẩm chất và năng lực của Hiệu trưởng các trường; Đội ngũ giáo viên giảng dạy môn tiếng Việt; Sự phối hợp giữa Nhà trường - gia đình và xã hội; Đặc thù của văn hóa dân tộc và đặc biệt là tiếng mẹ đẻ; Đời sống kinh tế của gia đình học sinh DTTS.

Tất cả những vấn đề lý luận trên đây sẽ là điểm tựa cho việc khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp hiệu quả nhất để quản lý dạy học môn Tiếng Việt tại các trường PTDTBT Tiểu học và Trung học cơ sở huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái.

Chương 2

THỰC TRẠNG DẠY HỌC VÀ QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC Ở CÁC TRƯỜNG PTDTBT TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học môn tiếng việt ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở huyện trạm tấu, tỉnh yên bái​ (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)