8. Kết cấu của luận văn
2.3. Thực trạng về quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt tiểu học ở các trường
2.3.8. Thực trạng quản lý sử dụng phương tiện và các điều kiện phục vụ dạy học môn
nắm chắc tình hình và năng lực học tập mơn Tiếng Việt.
Với 2/5 nội dung là Chỉ đạo tổ chức họp phụ huynh đầu năm, giữa kì, cuối kì và cuối năm để thơng báo tình hình học tập và thống nhất các hình thức giáo dục; Chỉ đạo
giáo viên chủ nhiệm phối hợp với phụ huynh học sinh thơng báo tình hình học tập của học sinh thơng qua sổ liên lạc hàng tháng vẫn cịn được đánh giá ở mức trung bình. Lý
giải cho điều này một số cán bộ quản lý và giáo viên cho biết: khó khăn lớn nhất họ gặp phải đó là sự liên hệ giữa Nhà trường với phụ huynh học sinh. Khác với miền xuôi, trung tâm huyện hay thành phố - Phụ huynh học sinh các trường PTDTBT Tiểu học và Trung học cơ sở ít quan tâm đến việc học của các em. Bên cạnh đó hồn cảnh kinh tế của gia đình các em cũng là trở ngại lớn khi các em đi học. Ngay cả bản thân một số phụ huynh học sinh, học cũng cịn gặp khó khăn trong q trình giao tiếp bằng tiếng Việt. Chính vì vậy, việc họ quan tâm hướng dẫn con em mình học tiếng Việt, học bài hay làm bài tập các mơn học khác là một trong những khó khăn vơ cùng lớn. Mặc dù Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp xây dựng nề nếp, các quy định cụ thể và kiện toàn cơ cấu cán bộ lớp. Chỉ đạo tổ chức họp phụ huynh đầu năm học để nhà trường, giáo viên chủ nhiệm lớp thông báo cho phụ huynh nắm được kế hoạch và phương hướng, nhiệm vụ năm học của nhà trường, thông qua họp phụ huynh nhà trường và giáo viên chủ nhiệm thống nhất với phụ huynh các biện pháp giáo dục học sinh của lớp trong năm học.
Việc thông qua sổ liên lạc giáo viên chủ nhiệm thơng báo cho cha mẹ học sinh tình hình học tập của con em mình trên lớp, đồng thời qua cha mẹ học sinh, giáo viên chủ nhiệm nắm bắt được tình hình học tập ở nhà của học sinh. Nhà trường đã có nhiều cố gắng trong việc chỉ đạo hoạt động học của học sinh theo kế hoạch, song vẫn cịn hạn chế đó là sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục học sinh chưa được quan tâm đúng mức. Giáo viên chủ nhiệm chưa duy trì thường xun việc thơng báo tình hình học tập của học sinh qua sổ liên lạc gặp khó khăn do phụ huynh chưa biết chữ hoặc khả năng đọc viết còn yếu (thể hiện ở mức độ thực hiện chưa tốt được đánh giá 10,0%).
2.3.8. Thực trạng quản lý sử dụng phương tiện và các điều kiện phục vụ dạy học môn Tiếng Việt Tiếng Việt
Phương tiện và các điều kiện hỗ trợ hoạt động giảng dạy là một trong những đặc trưng chủ yếu và là yêu cầu bắt buộc của hoạt động giảng dạy môn Tiếng Việt, nhất là ở bậc tiểu học. Phương tiện, điều kiện hỗ trợ giảng dạy giúp cho học sinh lĩnh hội tốt nhất hệ thống kiến thức mà chương trình dạy học địi hỏi. Phương tiện, điều kiện phục vụ giảng dạy đầy đủ, đồng bộ, được quản lý và khai thác sử dụng tốt sẽ có tác động tích cực đối với việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn học của đội ngũ giáo viên.
Học sinh DTTS học môn Tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai, cách phát âm, từ ngữ, khái niệm, kết cấu câu… đều mới mẻ. Do vậy, thiết bị dạy học phục vụ bộ môn, tranh ảnh minh hoạ, tài liệu tham khảo…là hết sức cần thiết. Hiện nạy, thiết bị dạy học phục vụ mơn Tiếng Việt nói chung cịn thiếu, thiết bị cho riêng học sinh DTTS chưa có, tài liệu tham khảo…cịn thiếu rất nhiều. Do đó, phịng GD&ĐT đã khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng, u cầu giáo viên tích cực sử dụng có hiệu quả các thiết bị, tài liệu dạy học.
Thực trạng quản lý phương tiện, các điều kiện hỗ trợ hoạt động giảng dạy các trường PTDTBT Tiểu học và Trung học cơ sở của huyện Trạm Tấu qua khảo sát thực tế 70 người trong đó 20 cán bộ quản lý và 50 cán bộ giáo viên các trường với kết quả thể hiện ở bảng 2.11.
Bảng 2.11: Thực trạng quản lý phương tiện, các điều kiện phục vụ hoạt động giảng dạy Tiếng Việt tiểu học ở các trường PTDTBT Tiểu học và
Trung học cơ sở của huyện Trạm Tấu
Nội dung quản lý
Tốt Khá Trung bình Chưa tốt Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % (1) Chỉ đạo cung cấp, bổ sung các tài liệu, thiết bị dạy học môn Tiếng Việt đáp ứng yêu cầu.
54.00 77.14 16.00 22.86 0 0 0 0
(2) Có quy định về
(3) Khuyến khích việc sử dụng có hiệu quả. 39.00 55.71 26.00 37.14 5.00 7.14 0.0 0.0 (4) Tổ chức phong trào làm đồ dùng dạy học
trong giáo viên.
42.00 60.00 17.00 24.29 6.0 8.6 5.00 7.14
(5) Có biện pháp duy
trì bền vững. 39.00 55.71 31.00 44.29 0.00 0.00 0.0 0.0 Kết quả nghiên cứu thực tế thu được ở bảng 2.11 cho thấy, có 100% phiếu điều tra đánh giá hiệu trưởng đã quan tâm thực hiện thường xuyên công tác tham mưu với cơ quan quản lý cấp trên trong việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy. Việc quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất thiết bị dạy học hiện có ở trường được đánh giá khá - tốt nhưng tỉ lệ chưa thật cao, có 5/70 phiếu đánh giá ở mức độ trung bình, chiếm 7,14%.
Một vấn đề cần được lưu ý là việc tổ chức phong trào làm đồ dùng dạy học trong đội ngũ giáo viên chưa được hiệu trưởng các trường quan tâm thực hiện thường xuyên và chưa nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của đội ngũ giáo viên. Vì vậy kết quả thực hiện đạt ở mức độ trung bình là điều tất nhiên, có 7,14% đánh giá làm chưa tốt. Khi được phỏng vấn đa số giáo viên đều cho rằng vấn đề khó khăn nhất hiện nay trong việc tự làm đồ dùng dạy học cịn nhiều hạn chế vì giá trị sử dụng khơng cao. Tuy nhiên hiệu trưởng chưa có biện pháp quản lý nhằm giải quyết vấn đề này cũng như khuyến khích động viên giáo viên tham gia tháo gỡ khó khăn nhằm mang lại hiệu quả thật sự.