Tăng cường đầu tư và chỉ đạo sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học môn tiếng việt ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở huyện trạm tấu, tỉnh yên bái​ (Trang 95 - 101)

8. Kết cấu của luận văn

3.2. Đề xuất các biện pháp

3.2.4. Tăng cường đầu tư và chỉ đạo sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị

trong dạy học môn Tiếng Việt ở các nhà trường

a. Mục tiêu của biện pháp

Bổ sung hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho dạy học Tiếng Việt. Nhằm chỉ đạo, quản lí tốt việc bảo quản và khai thác, sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học mơn Tiếng Việt, gắn với công nghệ thông tin và các phần mềm dạy học.Nhằm đảm bảo tính khả thi, tính liên tục, tính đồng bộ trong dạy học mơn Tiếng Việt tại nhà trường.

b. Nội dung và cách thức thực hiện

Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học môn Tiếng Việt cho các trường PTDTBT Tiểu học và Trung học cơ sở của huyện.

Hiện nay, cơ sở vật chất các trường học trên địa bàn nói chung và các trường học vùng DTTS nói riêng cịn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn. Việc đầu tư xây dựng, mua sắm thiết bị trường học đòi hỏi phải sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, trong đó các trường học thuộc vùng DTTS ln được quan tâm hàng đầu, bởi đây cũng chính là nơi khó khăn, thiếu thốn nhất.

Kinh phí đầu tư cho giáo dục nói chung và cho giáo dục miền núi nói riêng cịn rất hạn hẹp. Đặc biệt, ở vùng đồng bào DTTS, mặc dù đã có sự quan tâm đầu tư hơn, nhưng nguồn kinh phí được cấp so với nhu cầu thực tế cần đầu tư quả thực cịn q ít

ỏi. Bởi vậy, việc huy động mọi lực lượng, mọi nguồn kinh phí có thể để tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho thầy và trị nơi đây ln là nhiệm vụ quan trọng và thiết thực.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, ngồi việc cân đối kinh phí, kêu gọi tài trợ từ các tổ chức trong nước và quốc tế để ưu tiên đầu tư cho các trường học vùng DTTS, Phòng GD&ĐT cần chỉ đạo các trường làm thật tốt cơng tác xã hội hố giáo dục, huy động các nguồn lực từ các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm và nhân dân trên địa bàn để chung tay cùng nhà nước đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị cho các nhà trường.

Quản lý việc đầu tư xây dựng, mua sắm thiết bị dạy học đạt hiệu quả.

Việc đầu tư xây dựng, mua sắm thiết bị phải đảm bảo yêu cầu về tính thiết thực, hiệu quả sử dụng và phù hợp với điều kiện địa phương. Trước hết cần đầu tư những thiết bị tối thiểu, sau đó mới tiến tới đầu tư các thiết bị hiện đại.

Đầu tư CSVC có hiệu quả đảm bảo trường sở, phòng học, sân chơi, bãi tập, các phòng chức năng, bàn ghế…cho các trường đúng quy cách, tạo điều kiện tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục đa dạng, phong phú; sách tham khảo dùng cho học sinh DTTS cần gắn liền với đời sống hàng ngày, từ ngữ sử dụng đơn giản, phù hợp với khả năng tiếng Việt của các em (VD: tạp chí Thiếu nhi dân tộc…), đặc biệt là những tác

phẩm văn học, các tài liệu do các tác giả người DTTS sáng tác. Chỉ đạo các trường trang bị các tủ sách dùng chung, thư viện lưu động để học sinh dễ tiếp cận.

Tăng cường các hoạt động kiểm tra, đánh giá việc quản lý và sử dụng sau đầu tư để kiểm định chất lượng sản phẩm, đồng thời tránh thất thốt, lãng phí.

Khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học.

Đây là một nội dung rất quan trọng, đặc biệt đối với giáo dục miền núi khi điều kiện dạy và học còn thiếu thốn rất nhiều, đã và đang được các cấp quản lý giáo dục quan tâm chỉ đạo. Việc làm đồ dùng dạy học gắn liền với đối tượng là hết sức cần thiết, qua thực tế giảng dạy, nhà trường và giáo viên xác định cụ thể loại đồ dùng dạy học nào cần phải làm thêm để phục vụ giảng dạy từng bài cho học sinh DTTS địa phương.

Có chính sách khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học, gắn việc tự làm đồ dùng dạy học với công tác thi đua khen thưởng. Hàng năm tổ chức các cuộc thi “Đồ

dùng, đồ chơi dạy học tự tạo” tạo thành phong trào thi đua mang lại hiệu quả thiết thực

trong công tác dạy và học của các nhà trường.

Bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học một cách hiệu quả.

Chỉ đạo các trường thực hiện triệt để các yêu cầu về bảo quản, khai thác và sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học đảm bảo đạt hiệu quả cao. Trước hết, ưu

tiên những phòng xây kiên cố dùng làm phòng thiết bị, đồ dùng dạy học để đảm bảo thiết bị được bảo quản tốt; người phụ trách thiết bị phải là người có tinh thần trách nhiệm cao, biết sắp xếp và bảo quản thiết bị một cách khoa học, hợp lý.

Yêu cầu mỗi giáo viên biết xác định từng loại thiết bị dạy học cần thiết cho từng bài dạy, biết cách khai thác triệt để các tính năng, tác dụng của từng loại thiết bị ĐDDH, từ đó sử dụng thiết bị dạy học vào bài giảng sao cho đạt hiệu quả, u cầu cao nhất; có hình thức xử lý thích đáng đối với những giáo viên cố tình khơng chịu sử dụng thiết bị, ĐDDH trong quá trình dạy học.

c. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Phịng GD&ĐT có quy hoạch, kế hoạch dài hạn và ngắn hạn (theo năm học) để đầu tư xây dựng trường lớp; mua sắm thiết bị, ĐDDH cho các nhà trường, trong đó có sắp xếp thứ tự ưu tiên cụ thể, hợp lý.

- Làm tốt cơng tác XHH giáo dục, tích cực vận động sự đóng góp nguồn lực của chính quyền, các tổ chức, đồn thể, các lực lượng xã hội và nhân dân địa phương vào việc xây dựng trường lớp, CSVC trường học.

- Thường xuyên tổ chức tập huấn về công tác thiết bị trường học để nâng cao nhận thức và trình độ quản lý, sử dụng thiết bị ĐDDH cho CBQL và giáo viên các nhà trường.

3.2.5. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động dạy học môn Tiếng Việt

a. Mục tiêu của biện pháp

Thơng qua sự phối hợp có hiệu quả giữa nhà trường, gia đình và xã hội sẽ đảm bảo thống nhất về mục tiêu giáo dục, thống nhất về nhận thức và hành động, xây dựng được kế hoạch giáo dục đồng bộ. Định hướng được xu thế phát triển của xã hội trong giáo dục nhà trường. Định hướng được các biện pháp giáo dục tại gia đình thống nhất với nhà trường. Tạo ra một chu trình học tập tốt nhất cho mỗi học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học nói chung và dạy học tiếng Việt nói riêng cho học sinh tiểu học DTTS.

b. Nội dung và cách thức thực hiện

Nâng cao nhận thức, xác định vai trò, nhiệm vụ, nội dung của việc tổ chức phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm tăng cường hiệu quả dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh tiểu học DTTS.

Chỉ đạo các trường tăng cường công tác vận động, tuyên truyền: Hàng năm tổ chức Hội nghị Hội đồng giáo dục cần mời thêm Đảng uỷ, chính quyền, các đồn thể ở

địa phương và Hội cha mẹ học sinh cùng dự. Nội dung hội nghị nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các lực lượng xã hội đối với sự nghiệp phát triển giáo dục tại địa phương; vai trò của từng lực lượng giáo dục và sự cần thiết phải phối hợp giữa các lực lượng đó.

Ngồi ra, tại các diễn đàn chung khác tại địa phương (giao ban định kỳ với chính quyền và các thơn bản, họp phụ huynh học sinh…), cần phải tuyên truyền sâu rộng về tầm quan trọng của việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, phải chỉ rõ trách nhiệm của cộng đồng, của gia đình chăm lo cho giáo dục khơng có nghĩa là chỉ chăm lo xây dựng CSVC và vận động cho trẻ đến trường học, mà còn phải tổ chức kiểm tra, hướng dẫn, tạo mọi điều kiện cho trẻ học tập ở nhà; Các lực lượng giáo dục tổ chức các hoạt động tập thể ở cộng đồng cho trẻ, tạo môi trường cho trẻ hoạt động, qua đó trẻ được vận hành thường xuyên tiếng Việt, giúp trẻ phát triển vốn từ Tiếng Việt và phát triển các kỹ năng nghe, nói.

Chỉ đạo các trường làm tốt việc xây dựng cơ chế phối hợp giữa Nhà trường, gia đình và xã hội nhằm tăng cường hiệu quả dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh ở các trường tiểu học DTTS.

Nhà trường giữ vai trò chủ đạo, hạt nhân của sự phối hợp, chủ động xác định mục đích, mục tiêu, nhiệm vụ; thảo luận với gia đình học sinh và các lực lượng xã hội để thống nhất về nội dung và hình thức thực hiện. Nhà trường căn cứ vào thực tế tình hình kinh tế - xã hội, những đặc thù văn hoá, đặc điểm dân cư... tại khu vực trường đóng để chủ động tham mưu với chính quyền địa phương, phối hợp với các lực lượng xã hội, cha mẹ học sinh... xây dựng được cơ chế phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm tăng cường hiệu quả dạy học môn Tiếng Việt nói riêng và hiệu quả giáo dục nói chung.

Một số biện pháp chủ yếu phối hợp giữa nhà trường và gia đình:

- Thăm gia đình học sinh: Đây là một hình thức phổ biến được sử dụng rộng rãi

không chỉ trên địa bàn huyện Trạm Tấu mà ở tất cả các địa phương khác. Biện pháp này có hiệu quả tới từng học sinh, để các giáo viên hiểu được hồn cảnh gia đình học sinh, tác động tới cả phụ huynh học sinh để họ chú tâm hơn nữa tới việc học của con em mình, giáo viên có thể cùng gia đình có những phương pháp và hình thức tác động phù hợp nhằm tăng cường hiệu quả dạy học Tiếng Việt cho học sinh tiểu học tại trường PTDTBT Tiểu học và Trung học cơ sở huyện Trạm Tấu.

- Mời cha mẹ học sinh đến trường: Đây là hình thức thường được sử dụng để phụ huynh học sinh vừa được biết về mơi trường học tập của con em mình, vừa được giáo viên thơng báo về kết quả học tập cũng như việc thực hiện nền nếp, quy định của nhà trường của các em, giúp hai bên có thêm nhiều thơng tin, tìm được tiếng nói chung trong phương pháp giáo dục và dạy học cho học sinh. Tuy nhiên, đối với điều kiện kinh tế xã hội và trình độ dân trí của bà con dân tộc huyện Trạm Tấu thì đây là biện pháp cịn khó khăn trong việc áp dụng do địa bàn đi lại khó khăn, do trình độ dân trí cịn thấp, do hầu hết phụ huynh học sinh vùng DTTS đều làm nơng nghiệp, do thói quen của vùng, miền,...

- Sử dụng sổ liên lạc giữa nhà trường và gia đình: Giúp giáo viên chủ nhiệm nắm được tình hình học tập ở nhà của tất cả học sinh trong lớp.

Đây cũng là một trong những biện pháp hiệu quả nhưng khó thực hiện trên đại đa số phụ huynh và gia đình học sinh vùng DTTS của Trạm Tấu.

- Tổ chức họp phụ huynh: Ngoài họp đầu năm và cuối năm, cần tổ chức hội nghị chuyên đề tập huấn cho cha mẹ học sinh những kiến thức đơn giản về phương pháp dạy Tiếng Việt để gia đình có điều kiện thuận lợi hơn trong việc giúp đỡ con em học tập Tiếng Việt ở nhà.

Một số biện pháp cơ bản phối hợp giữa nhà trường và xã hội:

- Tham mưu với các cấp Uỷ Đảng, chính quyền xã có các chủ trương, nghị quyết

chuyên đề về công tác giáo dục tại địa phương, các ban ngành đoàn thể phối hợp cùng ngành Giáo dục thực hiện các mục tiêu phát triển giáo dục trên địa bàn; Tham mưu tổ chức các hội nghị chuyên đề về công tác giáo dục như: công tác phổ cập giáo dục, công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia…Thông qua những hoạt động này nâng cao nhận thức về ý nghĩa và trách nhiệm của các lực lượng xã hội trong việc phối hợp với các nhà trường để thực hiện công tác giáo dục tại địa phương.

- Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị, xã hội, các đoàn thể ( Hội phụ nữ,

Đoàn thanh niên, Hội khuyến học...) để kết hợp giáo dục học sinh; tổ chức các hoạt

động ngoại khóa giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng tiếng Việt; tăng cường bổ sung các nguồn quỹ ủng hộ giáo dục... góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác xã hội hóa giáo dục, thúc đẩy chất lượng giáo dục đi lên.

Tăng cường xây dựng môi trường tiếng Việt cho học sinh DTTS - Xây dựng môi trường tiếng Việt trong nhà trường:

Tạo cảnh quan tiếng Việt trong và ngoài lớp học: Quang cảnh trường lớp sạch

đặc điểm tâm lý học sinh DTTS sẽ thu hút sự chú ý của các em, làm cho các em thêm yêu thích trường lớp, thêm cơ hội rèn luyện tiếng Việt. Đặc biệt là trong quá trình dạy học giáo viên cần cho học sinh tham gia vào các hoạt động như: làm các sản phẩm, trao đổi về các sản phẩm có gắn với tiếng Việt, lựa chọn để để trưng bày, trang trí trường lớp (báo tường, tranh vẽ, bài kiểm tra đạt điểm cao...) vừa tạo được môi trường học tập thân thiện, vừa hướng đến mục đích rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt cho học sinh DTTS.

- Tăng cường hoạt động giao tiếp:

Tận dụng tối đa các tình huống thực để vận dụng kiến thức tiếng Việt của các em vào các hoạt động giao tiếp hàng ngày; đồng thời, tạo điều kiện cho học sinh “giao tiếp” với công cụ dạy học và tài liệu bổ trợ như sách đọc thêm, truyện, tranh ảnh…; tổ chức các trò chơi học tập tiếng Việt...

- Xây dựng mơi trường tiếng Việt ở gia đình:

Cùng với sự phát triển chung của xã hội, đời sống đồng bào DTTS huyện Trạm Tấu cũng từng bước được cải thiện. Các phương tiện nghe nhìn như tivi, radio đã có trong nhiều gia đình. Hơn nữa, lớp phụ huynh trẻ biết tiếng Việt ngày càng gia tăng. Đây là những tín hiệu tốt làm cơ sở cho việc xây dựng mơi trường tiếng Việt ở gia đình học sinh. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh chưa có ý thức cũng như chưa biết giúp con học tập ở nhà. Do đó cần chỉ đạo các trường và giáo viên: hướng dẫn phụ huynh giao tiếp, kiểm tra việc học tập của con em bằng tiếng Việt (theo khả năng tiếng Việt của họ); u cầu bố mẹ phải bố trí góc học tập và nhắc nhở con nghe đài, xem tivi, đọc bài và trao đổi nội dung nghe, đọc được cho người thân trong gia đình hoặc bạn bè, thầy cơ giáo...

- Xây dựng môi trường tiếng Việt trong cộng đồng:

Cần huy động cộng đồng tham gia vào việc tạo môi trường tiếng Việt cho học sinh bằng cách: giao tiếp với học sinh bằng tiếng Việt trong sinh hoạt cộng đồng; xây dựng chương trình phát thanh cho thiếu nhi bằng tiếng Việt; tổ chức các hoạt động tập thể, tham gia dán, viết các áp phích quảng cáo, tuyên truyền ở nơi công cộng.

Tổ chức nâng cao năng lực tiếng Việt cho quần chúng ở địa phương. Các chương trình tập huấn chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông nghiệp; các buổi phổ biến học tập các chính sách, luật pháp; các buổi sinh hoạt văn hố cộng đồng cần phải sử dụng tiếng Việt để năng lực tiếng Việt của cha mẹ học sinh và nhân dân được nâng lên.

c. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Các cấp Uỷ đảng, chính quyền địa phương và nhân dân có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về vai trò, trách nhiệm của mỗi người đối với việc tham gia công tác giáo dục

tại địa phương nói chung và trong việc học tập tiếng Việt của học sinh tiểu học DTTS nói riêng.

- Các nhà trường biết cách tham mưu có hiệu quả với chính quyền và chủ động phối hợp với các lực lượng xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục tại địa phương; tạo được uy tín, niềm tin trong nhân dân thông qua chất lượng giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học môn tiếng việt ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở huyện trạm tấu, tỉnh yên bái​ (Trang 95 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)