Phương pháp và hình thức dạy học môn Tiếng Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học môn tiếng việt ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở huyện trạm tấu, tỉnh yên bái​ (Trang 33 - 36)

8. Kết cấu của luận văn

1.3. Dạy học môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học

1.3.3. Phương pháp và hình thức dạy học môn Tiếng Việt

Với tư cách là một khoa học, phương pháp dạy học Tiếng Việt được xem là một bộ phận của khoa học giáo dục (“khoa học sư phạm” hay “sư phạm học”) là một hệ thống lí thuyết dạy học Tiếng Việt với tư cách là tiếng mẹ đẻ và với tư cách là ngôn ngữ thứ hai để đảm bảo cho việc dạy học Tiếng Việt đạt kết quả tốt.

Khi nói PPDH Tiếng Việt là một khoa học vì: - Có đối tượng riêng, nhiệm vụ nghiên cứu riêng; - Có tiền đề lí thuyết và thực tiễn;

- Có các phương pháp nghiên cứu đặc thù.

Khi nói PPDH Tiếng Việt là một hệ thống cần chú ý: PPDH Tiệt Việt là một thể thống nhất: hệ thống này có thể chứa nhiều bộ phận; Mỗi bộ phận lại có đặc trưng riêng nhưng chúng đều thống nhất ở những quy luật chung nhất.

Phương pháp dạy học Tiếng Việt là một bộ phận của khoa học giáo dục nên nó phụ thuộc vào những quy luật chung của khoa học này. Giáo dục học nói chung, Lí luận dạy học đại cương nói riêng cung cấp cho Phương pháp dạy học Tiếng Việt những hiểu biết về các quy luật chung của việc dạy học môn học.

Quan hệ của Phương pháp dạy học Tiếng Việt với khoa học giáo dục thể hiện ở chỗ phương pháp dạy học tiếng được một hệ thống lí luận giáo dục tạo ra và làm cơ sở. Phương pháp dạy học Tiếng Việt hoàn toàn sử dụng các khái niệm, thuật ngữ của giáo dục học. Nó hiện thực hóa mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục do giáo dục học đề ra – phát triển trí tuệ, hình thành thế giới quan khoa học, phát triển tư duy sáng tạo cho HS, giáo dục tư tưởng đạo đức, phát triển óc thẩm mĩ giáo dục tổng hợp và giáo dục lao động. Trong Phương pháp dạy học Tiếng Việt có thể tìm thấy các nguyên tắc cơ bản của Lí luận dạy học: nguyên tắc giáo dục và phát triển của dạy học, nguyên tắc vừa sức, nguyên tắc khoa học, nguyên tắc hệ thống, nguyên tắc gắn liền lí thuyết với thực hành, nguyên tắc trực quan, nguyên tắc tiếp cận cá thể và phân hóa trong dạy học….

Phương pháp dạy học Tiếng Việt vận dụng những nguyên tắc này tuỳ theo những đặc trưng riêng của mình. Ví dụ nguyên tắc gắn liền lí thuyết với thực hành trong PPDH Tiếng Việt đòi hỏi một hoạt động lời nói thường xuyên, biểu hiện ý nghĩa bằng lời nói, viết, cùng với việc thường xuyên vận dụng những hiểu biết lí thuyết vào giải bài tập. Nhiệm vụ phát triển lời nói đã quy định việc xây dựng chương trình Tiếng Việt mà tất cả các phân môn đều có mục đích phát triển bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Thực hiện nguyên tắc trực quan trong giờ tiếng Việt không chỉ là việc chỉ sử dụng sơ đồ, bảng biểu, dùng chữ viết sẵn, phim ảnh mà còn là “trực quan lời nói”, bao gồm từ việc quan sát ngôn ngữ sống động đến việc dựa vào bài khóa trong khi nghiên cứu về ngữ âm, từ vựng, chính tả, ngữ pháp. Tài liệu trực quan cơ bản trong giờ học Tiếng Việt là Tiếng Việt văn hóa, Tiếng Việt trong những mẫu tốt nhất của nó: văn học dân gian, tác phẩm văn học Việt Nam và thế giới. Phương pháp dạy học Tiếng Việt chọn ở giáo dục học các hình thức tổ chức dạy học như bài học và các hình thức khác. Các phương pháp dạy học cơ bản – phương pháp bằng lời, phương pháp bài tập, phương pháp dạy học nêu vấn đề… đều có mặt trong giờ Tiếng Việt.

Hoạt động dạy học môn tiếng Việt của giáo viên

Giữa hoạt động giảng dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh là mối quan hệ thống nhất biện chứng. Với tác động sư phạm, giáo viên tổ chức, điều khiển hoạt động của học sinh, hoạt động nhận thức của học sinh, điều khiển học sinh chiếm lĩnh nội dung dạy học, bằng cách đó mà học sinh được phát triển và hình thành nhân cách.Giáo viên là chủ thể của giảng dạy. Dạy là sự tổ chức, điều khiển hoạt động học, hoạt động nhận thức của học sinh, điều khiển học sinh chiếm lĩnh nội dung dạy học, bằng cách đó mà học sinh được phát triển và hình thành nhân cách.

Môn học tiếng Việt cần đảm bảo cho HS những mẫu đúng đắn của ngôn ngữ văn hoá, giáo dục cho HS văn hoá giao tiếp, dạy cho các em biết truyền đạt tư tưởng, hiểu biết, tình cảm của mình một cách, chính xác và biểu cảm.

Dạy tiếng Việt phải được xem như là dạy một công cụ giao tiếp và tư duy, nhằm trang bị cho học sinh một hệ thống kĩ năng hoạt động giao tiếp bằng tiếng Việt. Như vậy, nghiên cứu hoạt động dạy học tiếng Việt của giáo viên là phải trả lời những câu hỏi cụ thể như: giáo viên lựa chọn những phương pháp dạy học nào, tại sao lại chọn chúng, thầy cô tổ chức công việc của học sinh ra sao, giúp đỡ các em thế nào trong quá trình học tập, thầy kiểm tra việc nắm tri thức, kĩ năng của học sinh như thế nào, thầy cô giúp đỡ học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi bằng các phương pháp nào?

Hoạt động dạy môn Tiếng Việt của giáo viên trong trường tiểu học được thực hiện thông qua việc dạy học các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Chính tả, Tập làm văn với nhiều bài tập mang tính tình huống, phù hợp với những tình huống giao tiếp tự nhiên tạo ra những môi trường giao tiếp có chọn lọc để học sinh mở rộng vốn từ theo định hướng, trang bị những tri thức nền và phát triển các kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp. Cụ thể trong giờ học, các hoạt động chủ yếu của giáo viên bao gồm:

- Giao việc cho học sinh: trình bày yêu cầu của câu hỏi, bài tập; làm mẫu một phần câu hỏi, bài tập; tóm tắt nhiệm vụ, dặn dò học sinh.

- Kiểm tra học sinh: có làm việc không, có hiểu việc phải làm không, trả lời thắc mắc của học sinh.

- Tổ chức báo cáo kết quả làm việc: báo cáo trực tiếp với giáo viên, báo cáo trong nhóm, báo cáo trước lớp với các biện pháp báo cáo bằng miệng, bằng phiếu học tập hoặc thi đua giữa các nhóm, trình bày cá nhân.

- Tổ chức đánh giá: tự đánh giá, đánh giá trong nhóm, đánh giá trước lớp với biện pháp đánh giá là khen, chê (định tính) hay cho điểm (định lượng).

Hoạt động học môn tiếng Việt của học sinh

Học là quá trình học sinh tích cực, tự giác chiếm lĩnh nội dung dạy học để hình thành, phát triển nhân cách dưới sự điều khiển sư phạm của giáo viên. Hoạt động học tập ở học sinh là hoạt động với đối tượng, trong đó học sinh là chủ thể, nội dung dạy học là đối tượng.

Tuy nhiên, việc học tập của học sinh có thể diễn ra ở trong lớp, ngoài lớp, ngoài trường và ở nhà. Thời gian học tập gồm giờ học trên lớp, ngoài lớp và ở nhà. Do đó, khi quản lý hoạt động học tập của học sinh, cần bao quát cả không gian, thời gian và các hình thức học tập. Chính vì vậy, dạy học tiếng Việt là phải nghiên cứu, xem xét học sinh học tập như thế nào, các em làm việc ra sao, hoạt động trí tuệ diễn ra như thế nào, các em gặp khó khăn gì, mắc những lỗi gì và tại sao, các em hứng thú với cái gì và cái gì không hứng thú, số lượng, chất lượng và đặc điểm kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo tiếng Việt cũng như những phẩm chất ban đầu mà các em hình thành và đạt được.

Trong môn Tiếng Việt, hoạt động cụ thể của học sinh là: - Hoạt động giao tiếp (đặc thù của môn Tiếng Việt)

Cả hai hoạt động trên được học sinh thực hiện trong giờ học theo nhiều hình thức khác nhau: làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, làm việc theo lớp. Trong trường hợp bài tập đề ra là những câu hỏi rất cụ thể, học sinh sẽ thực hiện làm việc độc lập.

Tuy nhiên, đối với học sinh vùng DTTS khi giảng dạy môn học tiếng Việt cho học sinh cần lưu ý một số đặc điểm như:

Học sinh DTTS học Tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai, khi học các em sẽ có sự giao thoa giữa cấu trúc tiếng mẹ đẻ (tiếng Mông, tiếng Thái, tiếng Dao, tiếng Tày,…) và cấu trúc tiếng Việt. Cơ chế hoạt động, kỹ năng sử dụng tiếng mẹ đẻ vốn là những thói quen khó chuyển hoá, nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình học tiếng Việt. Thêm vào đó, vốn từ vựng của ngôn ngữ DTTS còn rất hạn chế, nhiều khái niệm trừu tượng, khoa học người DTTS phải sử dụng tiếng Việt để diễn đạt chứ không có từ riêng. Chẳng hạn, các khái niệm như: Đảng, Bác Hồ, Nhà nước, Uỷ ban nhân dân, sách giáo khoa, máy bay, phi thuyền, hoá học...

Để khắc phục những khó khăn trên, trong quá trình dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh người DTTS, người giáo viên cần phát huy những nét tương đồng, những tác động tích cực của hai ngôn ngữ, đồng thời hạn chế những tiêu cực của tiếng DTTS từ khâu tập nói tiếng Việt đến dạy và học tiếng Việt.

Thông qua giáo viên, hiệu trưởng quản lý hoạt động học tập của học sinh, trong đó có cả việc theo dõi học sinh lưu ban, bỏ học, lên lớp, tốt nghiệp, phổ cập giáo dục. Để quản lý việc học tập của học sinh, nhà quản lý cần quan tâm các mặt sau:

- Giáo dục tinh thần, thái độ, động cơ học tập đúng đắn cho học sinh. - Xây dựng và thực hiện nền nếp học tập.

- Áp dụng các hình thức động viên và khuyến khích học sinh học tập. - Phối hợp các lực lượng trong việc quản lý việc học tập của học sinh.

- Tổ chức các hoạt động học tập, lao động, giải trí phù hợp tâm lý, sức khoẻ của học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học môn tiếng việt ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở huyện trạm tấu, tỉnh yên bái​ (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)