Quan điểm về phát triển Tín dụng cá nhân Hộ gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng cá nhân hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh phú nhuận (Trang 25 - 27)

7. Bố cục luận văn

1.2.1 Quan điểm về phát triển Tín dụng cá nhân Hộ gia đình

Quan điểm của triết học duy vật biện chứng: Phát triển là một quá trình tiến lên từ thấp đến cao. Phát triển không chỉ đơn thuần tăng lên hay giảm đi đơn thuần về lượng mà còn có sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng. Phát triển là khuynh hướng vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện do việc giải quyết mâu thuẫn, thực hiện bước nhảy về chất gây ra, và hướng theo xu thế phủ định của phủ định. Như vậy hiểu một cách đơn giản nhất thì phát triển là sự tăng lên về số lượng và chất lượng.

Như vậy trong lĩnh vực ngân hàng:

- Hiểu theo nghĩa hẹp: Phát triển tín dụng cá nhân – hộ gia đình là sự gia tăng tỷ trọng dư nợ tín dụng cá nhân – Hộ gia đình tại ngân hàng (tăng về lượng).

- Hiểu theo nghĩa rộng: Phát triển tín dụng cá nhân – Hộ gia đình là sự gia tăng dư nợ tín dụng cá nhân – Hộ gia đình trong cơ cấu khách hàng cho vay tại một ngân hàng kết hợp với sự phát triển thêm sản phẩm tín dụng cá nhân – Hộ gia đình, đồng thời tăng chất lượng tín dụng cá nhân – Hộ gia đình (tăng về lượng và chất).

Tăng trưởng về số lượng gồm: tăng trưởng về số lượng khách hàng, doanh số cho vay, dư nợ và tăng trưởng về lợi nhuận.

Tăng trưởng về chất lượng là việc nâng cao chất lượng khoản vay, khả năng thu hồi khoản vay sau khi giải ngân. Việc tăng chất lượng khoản vay chính là công tác quản trị rủi ro khoản vay phải làm thật tốt và quan trọng nhất là quản trị rủi ro trước khi giải ngân. Các khoản cho vay phải có khả năng thu hồi được nợ khi đến hạn.

Một cách tổng quát, phát triển tín dụng cá nhân – Hộ gia đình là sự tăng trưởng về số lượng và chất lượng các khoản vay gắn liền với sự hoàn thiện về cơ chế, thủ tục, đảm bảo điều kiện thuận lợi cho việc vay vốn của khách hàng đồng thời mang lại doanh thu và lợi nhuận ngày càng tăng cho Ngân hàng. Như vậy dựa trên quan điểm về phát triển, ngân hàng cần xác định cho mình những bước đi đúng đắn để phát triển tín dụng cá nhân – Hộ gia đình một cách hiệu quả nhất.

Tuỳ vào từng loại hình ngân hàng, nguồn lực, vị thế của ngân hàng mà họ sẽ ưu tiên phát triển Tín dụng với một đối tượng khách hàng khác nhau. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện nay khi nền kinh tế Việt Nam đang gặp khó khăn, hiện tượng các doanh nghiệp giải thể nhiều, ngành xây dựng và bất động sản đóng băng, các tổng công ty làm ăn thua lỗ phải cơ cấu lại và chính các ngân hàng cũng đang phải cơ cấu, sát nhập, định hướng lại và các ngân hàng phần lớn xác định mục tiêu là trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu nhắm đến khách hàng mục tiêu là cá nhân và cá nhân - Hộ gia đình. Do vậy, hiện nay rất nhiều ngân hàng đang tập trung nguồn lực của mình nhằm khai thác tối đa thị trường rất màu mỡ này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng cá nhân hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh phú nhuận (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)