Phân tích thực trạng phát triển tín dụng cá nhân Hộ gia đình theo các chỉ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng cá nhân hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh phú nhuận (Trang 55 - 61)

7. Bố cục luận văn

2.2.2 Phân tích thực trạng phát triển tín dụng cá nhân Hộ gia đình theo các chỉ

tiêu phản ánh quy mô

Thứ nhất Quy mô và tỷ trọng tín dụng cá nhân - Hộ gia đình tại Agribank Phú Nhuận

Bảng 2.5: Quy mô và tỷ trọng Tín dụng cá nhân - Hộ gia đình của Agribank Phú Nhuận Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 2016 Thực hiện Tỷ trọng Thực hiện Tỷ trọng Thực hiện Tỷ trọng Tổng dư nợ 2,998 3,095 3.348 Dư nợ Tín dụng cá nhân - Hộ gia đình 19.02 0.6% 8.20 0.3% 15.10 0.5% Dư nợ Tín dụng cá nhân 195.98 6.5% 260.80 8% 271.90 8.1% Dư nợ Tín dụng Doanh nghiệp 2,783 92.8% 2,826 91% 3,061 91.4%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2014- 2016 của Agribank Phú Nhuận)

Từ bảng 2.5 cho thấy qui mô dư nợ tín dụng cá nhân – hộ gia đình thông qua các năm có biến đổi không ổn định như năm 2014 là 19 tỷ đồng, năm 2015 giảm còn 8,2 tỷ đồng và năm 2016 tăng đạt 15,1 tỷ đồng, đây chủ yếu là các khách hàng có quan hệ quen biết với CB CNV đến ngân hàng để vay vốn chứ không phải là kết quả của chiến dịch quảng bá sản phẩm cá nhân – hộ gia đình hay một quá trình tập trung phát triển tín dụng cá nhân – hộ gia đình, số liệu trên cho thấy sự chưa quan tâm đầu tư đúng mức hay sự bỏ quên mảng tín dụng cá nhân - hộ gia đình. Năm 2014 tỷ lệ cho vay cá nhân - Hộ gia đình chỉ chiếm 0.6 % tổng dư nợ, tỷ lệ cho vay cá nhân 6.5%. Tổng cả cho vay cá nhân và cá nhân - Hộ gia đình chỉ đạt có 7.1% tổng dư nợ . Đây là tỷ lệ quá ít so với tỷ trọng cho vay doanh nghiệp , năm 2014 chiếm 92.8% năm 2015 chiếm 91% và năm 2016 là 91.4% . Các ngân hàng để phát triển bền vững thì tỷ lệ bán lẻ ít nhất phải từ 30-40% tổng dư nợ, việc cho vay bán

lẻ xen canh sẽ có nguồn thu đều đều liên tục cho ngân hàng tạo ra dòng tiền cho ngân hàng từ các nguồn thu gốc lãi hàng tháng của các món vay trả góp tiêu dùng hay trả góp của các cá nhân - Hộ gia đình, với giá trị món vay tuy nhỏ nhưng khối lượng món vay nhiều, giá trị tài sản thế chấp, cầm cố lớn, phân tán được rủi ro, thu hồi vốn nhanh, vòng quay vốn nhanh tạo lợi nhuận cho ngân hàng.

Biểu đồ 2.6. Quy mô và tỷ trọng Tín dụng cá nhân - Hộ gia đình của Agribank CN Phú Nhuận 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 2014 2015 2016 Quy mô Tỷ trọng

Hiện tại rất nhiều các ngân hàng cổ phần như VPBank, ACB, Techcombank, TiênPhongBank, SacomBank, NaviBank, VIPBank, ABBank, MBBank… có mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu bởi họ nhìn thấy lợi ích của nó như: chiếm được thị phần, nhanh chóng nâng số lượng khách hàng, lợi nhuận cao bởi tín dụng bán lẻ thường có lãi suất cao hơn, ngân hàng hưởng magin cao hơn và thời gian qua các ngân hàng cổ phần có vốn nhà nước như Vietinbank, BIDV, VCB..cũng đã bắt đầu chú trọng đến mảng tín dụng bán lẻ này cũng đã tập trung khai thác và chiếm

lĩnh thị trường dẫn dến mảng tín dụng này có tính cạnh tranh khá cao tuy vậy tiềm năng cho mảng này còn rất lớn thỏa sức cho các ngân hàng khai thác

Thứ hai ,phân tích theo cơ cấu tín dụng cá nhân - Hộ gia đình

* Cơ cấu tín dụng cá nhân – hộ gia đình theo ngành nghề kinh doanh

Hiện nay, Ngân hàng đã cung cấp các sản phẩm tín dụng cá nhân - Hộ gia đình khá phong phú, đáp ứng các nhu cầu vay vốn của khách hàng, gồm có: cho vay bổ sung vốn lưu động phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh; cho vay lưu vụ, cho vay phục vụ nhu cầu đầu tư tài sản cố định; cho vay đầu tư dự án; cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay từng lần, cho vay trả góp....

Bảng 2.6. Cơ cấu dư nợ cá nhân - Hộ gia đình theo ngành nghề kinh doanh

Đơn vị: Triệu đồng Mục đích vay vốn Dư nợ 2014 Tỷ trọng 2015 Tỷ trọng 2016 Tỷ trọng Sản xuất thủ công mỹ nghệ 2,700 14.2% 4,600 30% Nhà hàng, dịch vụ 9,420 49.5% 4,800 58.5% 5,326 35% Vật liệu xây dựng 700 3.7% 700 8.5% 0% Thiết bị linh kiện điện tử 500 2.6% 800 9.8% 255 2%

Vận tải 1,800 9.5% 1,100 13.4% 0%

Nội thất 500 2.6% 500 6.1% 3,000 20% Mục đích khác 3,400 17.9% 300 3.7% 2,000 13%

Tổng cộng 19,020 100% 8,200 100% 15,181 100%

(Nguồn: Sao kê dư nợ từ 2014 - 2016 của Agribank Phú Nhuận)

Trong các năm qua, Agribank Phú Nhuận cho cá nhân - Hộ gia đình vay lớn nhất là lĩnh vực nhà hàng , dịch vụ phục vụ cá nhân, tỷ trọng năm 2014 là 49.5%; năm 2015 là 58.5% và năm 2016 là 35% đây là mảng rất phát triển do vài năm trở lại đây các hàng quán, nhà hàng mọc lên như nấm do nhu cầu ăn uống tiếp khách nhiều, sản xuất kinh doanh dễ, hầu như thu tiền ngay không bị nợ, doanh thu chi phí

tổng hợp hàng ngày.

Các ngành vật liệu xây dựng thời điểm cao nhất là 8.5%, linh kiện điện tử chiếm 9,8% ,nội thất chiếm 20%. Ngành nghề này những năm trước phát triển rất tốt do nhu cầu xây dựng lớn, TPHCM được mở rộng thị trường bất động sản sôi động, mua bán nhà, sửa nhà, xây chung cư nhiều nên ngành nội thất, bán vật liệu xây dựng phát triển mạnh các cá nhân - Hộ gia đình buôn bán vật liệu xây dựng cát, đá, xi măng, sắt thép, gường tủ ..mở ra rất nhiều và làm ăn phát đạt. Nhưng vài năm trở lại đây thị trường bất động sản đóng băng, kinh tế khó khăn, lạm phát dẫn đến ngành nghề này cũng bị ảnh hưởng lớn cần phải thận trọng nếu muốn tập trung phát triển cho vay nghành nghề này.

Mục đích khác theo thứ tự năm 2014, 2015 và 2016 là: 17.9%, 3,7% và 13% đây chủ yếu các mục đích không có tính hệ thống như các cá nhân - Hộ gia đình sửa chữa xe máy, kinh doanh đồ thể thao, quần áo…

Qua số liệu trên cho ta thấy dư nợ cho vay cá nhân - Hộ gia đình tại Agribank Phú Nhuận còn rất khiêm tốn, chưa tương xứng với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc và con người hiện tại địa phương.

* Phân tích cơ cấu dư nợ tín dụng cá nhân – Hộ gia đình theo kỳ hạn

Từ chính sách tín dụng cá nhân – hộ gia đình ở mục 2.1 cho thấy Agribank chỉ cho vay với thời hạn tối đa 12 tháng và thực hiện cả 3 năm qua.

Bảng 2.7. Cơ cấu cho vay cá nhân – Hộ gia đình theo thời hạn.

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Ngắn hạn 19,020 100% 8,200 80,3% 15,181 100%

Trung, dài hạn 0 0% 0 0% 0 0%

Tổng 100% 100% 100%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2014- 2016 của Agribank Phú Nhuận)

Tỷ lệ thời hạn của từng sản phẩm cho vay, nhóm khách hàng cho thấy 100% món tín dụng cá nhân - Hộ gia đình tại Agribank Phú Nhuận là cho vay bổ sung vốn

lưu động để sản xuất kinh doanh, thời gian nhỏ hơn hoặc bằng 12 tháng, không có cho vay trung và dài hạn. Nguồn trả nợ của các món vay bổ sung vốn lưu động là từ tiền bán hàng hóa và nguồn tiền từ lợi nhuận kinh doanh của cá nhân - Hộ gia đình trong kỳ, và các khách hàng tại Agribank Phú Nhuận là các khách hàng kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, sản xuất nhỏ có vòng quay vốn lưu động nhỏ hơn 12 tháng nên thời gian ngân hàng xác định cho vay là nhỏ hơn và bằng 12 tháng, không có khách hàng vay vốn để đầu tư tài sản cố định, hoặc các dự án lớn, đầu tư trang trại, nuôi trồng dài năm nên không có cho vay trung và dài hạn.

Thứ ba, thực trạng phát triển tín dụng cá nhân – hộ gia đình theo số lượng khách hàng

Số lượng khách hàng phản ánh thông tin về sản phẩm, tiện ích của sản phẩm đã thu hút được sự quan tâm của khách hàng hay chưa. Agribank nói chung và Agribank Phú Nhuận nói riêng đã thường xuyên đưa thông tin về các sản phẩm của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt trên kênh Internet thông qua Website: agribank.com.vn, báo chí, tờ rơi nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng.

Bảng 2.8. Số lượng cá nhân - Hộ gia đình vay vốn của Agribank CN Phú Nhuận (2014-2016)

Đơn vị: Khách hàng

Sản phẩm

Số lượng cá nhân - Hộ gia đình từ 2014 - 2016

2014 2015 2016 Tăng/giảm

Sản xuất thủ công mỹ nghệ 3 4 3 -1

Nhà hàng, dịch vụ 5 6 4 -2

Vật liệu xây dựng 2 2 -2

Thiết bị linh kiện điện tử 2 2 1 -1

Vận tải 2 2 -2

Nội thất 2 3 1 -2

Mục đích khác 3 3 1 -2

Tổng 19 22 10 -12

Qua bảng trên ta thấy số lượng cá nhân - Hộ gia đình vay vốn Agribank Phú Nhuận năm 2016 giảm so với năm 2014. Việc này không nói lên rằng có sự thay đổi nào lớn trong chuyển dịch cơ cấu cho vay hoặc tiện ích của sản phẩm cho vay của Agribank vì số lượng khách hàng quá ít việc giảm số lượng khách hàng là do có nhiều khách hàng đến hạn vào thời điểm cuối năm và một phần do kinh tế khủng hoảng, khó khăn nên một số cá nhân - Hộ gia đình thu hẹp sản xuất, giảm nợ vay , một số hộ chỉ dùng vốn tự có để kinh doanh dẫn đến việc giảm số lượng khách hàng Số lượng khách hàng ít cho thấy chưa có sự quan tâm khai thác đúng mức đến mảng tín dụng cá nhân - Hộ gia đình này tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nơi có rất nhiều chợ đầu mối, trung tâm thương mại theo thông tin thống kê từ Cục Thuế TPHCM hiện tại Cục đang quản lý 147.625 cá nhân - Hộ gia đình, trong đó có 124.929 cá nhân - Hộ gia đình nộp theo phương pháp khoán (trong đó số hộ dưới ngưỡng, không chịu thuế GTGT trên 52.000 hộ)

Số lượng cá nhân - Hộ gia đình vay vốn tại Agribank Phú Nhuận năm 2014 là 19 khách hàng, năm 2015 là 22 khách hàng, năm 2016 chỉ còn 10 khách hàng cho thấy chưa có sự quan tâm khai thác đối với loại đối tượng này mặc dù tiềm năng phát triển của địa bàn là rất lớn và tương đối an toàn. Với thị phần của Agribank Phú Nhuận và so với số lượng 147.625 cá nhân - Hộ gia đình trong đó có tới có thể tiếp cận thì con số này là quá nhỏ, con số đó cũng thể hiện tiềm năng phát triển cho vay đối với cá nhân - Hộ gia đình cho vay làng nghề của Agribank Phú Nhuận nói riêng còn rất nhiều cơ hội để khai thác và phát triển đối tượng khách hàng này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng cá nhân hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh phú nhuận (Trang 55 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)