7. Bố cục luận văn
2.1.3. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Phú
có những đóng góp to lớn vào quá trình phát triển kinh tế, với phương châm “đi vay để cho vay” Chi nhánh đã chú trọng đẩy mạnh tốc độ huy động vốn cả VNĐ và ngoại tệ nhàn rỗi trong xã hội tạo điều kiện để thay đổi cơ cấu nguồn vốn, đáp ứng yêu cầu kinh doanh của các doanh nghiệp và sự phát triển của nền kinh tế.
Agribank Phú Nhuận đã và đang kiện toàn lại bộ máy tổ chức và điều hành theo hướng chuyên nghiệp đội ngũ lãnh đạo và cán bộ quản lý, tinh giảm bộ máy, nâng cao hiệu quả, hiệu năng quản lý nhằm xây dựng một hệ thống ngân hàng theo phương châm “Phát triển - An toàn - Hiệu quả’’.
2.1.3. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Phú Nhuận Nhuận
Thành lập tại thời điểm bối cảnh kinh tế thế giới nhiều biến động phức tạp, đầy thách thức, nền kinh tế tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn như: Khủng hoảng kinh tế; lạm phát tăng trở lại; kinh tế vĩ mô còn nhiều bất ổn; doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh do tín dụng thu hẹp; nợ xấu tăng cao; giá vàng và tỷ giá biến động phức tạp. Trước tình hình đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP trong đó coi việc “ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội” là nhiệm vụ hàng đầu. Ngân hàng Nhà nước ban hành chỉ thị 01/CT-NHNN về thực hiện các biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, đã điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng tín dụng tối đa 20%, hạn chế Tín dụng phi sản xuất; áp dụng trần lãi suất huy động nội và ngoại tệ, điều hành linh hoạt lãi suất tái cấp vốn và tỷ giá; thực hiện các giải pháp giảm tình trạng đô la hoá; thực hiện tái cấu trúc hệ thống ngân hàng...
Năm 2016 cũng là năm khó khăn sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trở nên căng thẳng, thị trường vốn và lãi suất biến động. Trước tình hình khủng hoảng của nền kinh tế thế giới, những biến động đa chiều của tình hình kinh tế trong và ngoài nước cùng với sự biến động phức tạp của lãi suất và sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, Agribank Phú Nhuận đã thể hiện nỗ lực vượt bậc để đạt được các chỉ tiêu đã đề ra. Quy mô hoạt động và thị phần luôn được mở rộng thông qua việc phát triển thêm các sản phẩm dịch vụ mới, mở rộng mạng lưới các
Phòng Giao dịch, tiếp tục kiện toàn bộ máy hoạt động, nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành, tận dụng hệ thống công nghệ ngân hàng hiện có, đóng góp xây dựng hoàn thiện nhiều cơ chế, chính sách về sản phẩm dịch vụ của Agribank… để ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng giúp cho Chi nhánh giữ vững được hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Ngày đầu thành lập (năm 2004), tổng tài sản của Agribank Phú Nhuận khoảng hơn 2.000 tỷ đồng, tổng nguồn vốn huy động đạt 2.018 tỷ đồng, tổng dư nợ 478 tỷ đồng với cơ cấu đầu tư chủ yếu cho vốn lưu động, tỷ lệ nợ xấu dưới 2%. Trải qua muôn vàn khó khăn và thách thức, sau hơn 13 năm xây dựng và trưởng thành bằng những giải pháp mang tính đột phá, Agribank Phú Nhuận thực sự khởi sắc: Quy mô vốn, tài sản của Agribank Phú Nhuận liên tục tăng qua các năm 2004-2016. Tính đến 31/12/2016 tổng tài sản của Agribank Phú Nhuận đạt 3,602 tỷ đồng, tăng 13.8% so với 2012, tăng 78.5% so với 2004.
2.1.3.1Các hoạt động kinh doanh chính của Agribank Phú Nhuận
* Hoạt động huy động vốn:
Giai đoạn 2014- 2016, Ngân hàng Nhà nước liên tục giảm lãi suất cơ bản nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế, công tác huy động vốn của hệ thống ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Tổng nguồn vốn của Agribank Phú Nhuận nhìn chung có sự tăng trưởng đều qua các năm. Để đảm bảo nguồn vốn phục vụ hoạt động kinh doanh, chi nhánh luôn linh hoạt, chủ động tìm kiếm và khai thác các khách hàng nguồn vốn, trong đó tập trung chủ yếu là huy động vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế … với lãi suất đầu vào hợp lý, tuân thủ nghiêm túc chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước và của Agribank.
Vốn huy động tăng trưởng qua các năm 2014 – 2016, cụ thể năm 2014 giảm 30 tỷ đồng ( -1.17%) so với năm 2013; năm 2015 tăng 293 đồng (12%) so với năm 2014, năm 2016 tăng 393 tỷ đồng (14%).
Cơ cấu vốn huy động điều chỉnh mạnh, cuối năm 2014, tổng tiền gửi dân cư là 1.060 tỷ đồng, tăng 452 tỷ tương đương tăng 74% so với cuối năm 2013 và chiếm 42% tổng nguồn vốn. Năm 2015 tiền gửi dân cư tăng mạnh ở mức 41% so với năm 2014, đạt 1,494 tỷ đồng, chiếm 49.2% tổng nguồn vốn. Trong bối cảnh bị cạnh tranh gay gắt của 12 tổ chức tín dụng trên cùng địa bàn, chi nhánh đã rất nỗ lực tăng trưởng nguồn vốn dân cư và tăng tỷ trọng vốn dân cư trong tổng nguồn vốn. Đến 31/12/2016, nguồn vốn dân cư đạt 1.930 tỷ đồng, tăng 29% so với năm 2012 và chiếm tỷ lệ 59.78% tổng nguồn vốn.
Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế: Năm 2014, tiền gửi tổ chức kinh tế ở mức 1,381 tỷ đồng. Năm 2015, nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế giảm 220 tỷ đồng, đạt 1,161 tỷ đồng, năm 2016 con số này là 1,238 tỷ đồng, tăng 7% so với năm 2015.
Bảng 2.2: Kết quả huy động vốn của Agribank CN Phú Nhuận (2014-2016)
Đơn vị: Tỷ đồng
STT Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Thực hiện % Tăng trưởng Thực hiện % Tăng trưởng Thực hiện % Tăng trưởng 1 Tổng Vốn huy động 2,542 -1.17 2,835 12 3,228 14 2 Vốn huy động phân theo
loại tiền: 2,542 - 2,835 12 3,228 14
- Nội tệ 1,804 -4 2,429 35 2,772 14 - Ngoại tệ (quy VNĐ) 738 8 406 -45 456 12
3 Vốn huy động phân theo
thời gian 2,542 - 2,835 12 3,228 14 - Không kỳ hạn 724 -14 647 -11 661 2 - Có kỳ hạn dưới 12 tháng 527 -21 581 10 1,119 92 - Có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng 413 -30 264 -36 192 -27 - Có kỳ hạn trên 24 tháng 876 87 1,343 53 1,256 -6
4 Vốn huy động phân theo
đối tượng khách hàng 2,542 -1 2,835 19 3,228 14
- Tiền gửi dân cư 1,060 74 1,494 41 1,930 29 - Tiền gửi TCKT 1,381 -30 1,161 -16 1,238 7 - Tiền gửi TCTD,TCTC,
khác…. 101 4,950 180 277 60 -67
Biểu đồ 2.2.1 Nguồn vốn huy động giai đoạn 2014-2016 2542 2835 3228 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 2014 2015 2016
(Nguồn: Báo cáo Tổng kết của Agribank Phú Nhuận năm 2014, 2015, 2016)
Biểu đồ 2.2.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2014-2016 1060 1494 1930 1238 1161 1381 101 180 60 0 500 1000 1500 2000 2500 2014 2015 2016 TG Dân cư TG TCKT TG TCTD (N guồn: Báo cáo Tổng kết của Agribank Phú Nhuận năm 2014, 2015, 2016)
Trong bối cảnh huy động vốn khó khăn, Agribank Phú Nhuận vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng vốn và vượt mức kế hoạch đặt ra là do Agribank Phú Nhận đã triển khai quyết liệt và có hiệu quả các giải pháp huy động vốn: Đổi mới công tác điều hành, cân
đối vốn, điều hành lãi suất; xây dựng cơ chế khuyến khích, khen thưởng, khoán đến từng cán bộ trong công tác huy động vốn.
* Hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng của Agribank Phú Nhuận khá đa dạng, khách hàng của Chi nhánh hoạt động trong nhiều lĩnh vực như: sản xuất nông nghiệp, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, công nghiệp, thương mại dịch vụ... Dư nợ bình quân/ đầu người qua các năm cụ thể như sau: năm 2014 đạt 28,9 tỷ đồng, bằng với mức của năm 2013; Năm 2015 dư nợ bình quân đầu người đạt 25,8 tỷ đồng; năm 2016 là 27,9 tỷ đồng, tổng dư nợ lên tới hơn 3,348 tỷ đồng việc duy trì nợ xấu ở mức thấp là một nỗ lực rất lớn của tập thể Chi nhánh.
Bảng 2.3: Hoạt động tín dụng của Agribank Chi nhánh Phú Nhuận Đơn vị: Tỷ đồng ST T Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 2016 Thực hiện % Tăng trưởng Thực hiện % Tăng trưởng Thực hiện % Tăng trưởng 1 Tổng dư nợ (Quy VND) (*) 2,998 19.2 3,095 3.2 3,348 8.2 -Trong đó Tín dụng từ nguồn ủy thác 606 25 592 -14 548 -7.43
-Dư nợ thông thường 2,392 19.15 2,503 4.64 2,850 13.86
2 Dư nợ phân theo loại tiền 2,998 19.2 3,095 3.2 3,348 8.2
- Dư nợ nội tệ 1,972 27.6 2,187 10.9 2,466 12.8 - Dư nợ ngoại tệ ( quy VND) 1,026 5.8 908 -11.5 882 -2.9
3 Dư nợ phân theo thời gian 2,998 19.2 3,095 3.2 3,348 8.2
- Dư nợ ngắn hạn 903 5.4 1,538 70.3 1,723 12.0 Tỷ trọng (%) 30.1 -11.6 49.7 65.0 51.5 3.6 - Dư nợ trung hạn, dài hạn 2,095 26.3 1,557 -25.7 1,625 4.4 Tỷ trọng (%) 69.9 6.0 50.3 -28.0 48.5 -3.5
4 Dư nợ theo đối tượng vay 2,998 19.2 3,095 3.2 3,348 8.2
- Dư nợ Tín dụng cá nhân -
Hộ gia đình và cá nhân 215 11.4 269 25.1 287 6.7 - Dư nợ Tín dụng Doanh
nghiệp 2,783 19.8 2,826 1.5 3,061 8.3 - Dư nợ vay NoNT 388 85.6 422 8.8 444 5.2 Tỷ trọng dư nợ NoNT(%) 12.9 55.8 13.6 5.4 13.3 -2.7
5 Nợ xấu 0,642 159.9 2,02 214.5 4,96 145.6
Những năm gần đây, nền kinh tế trong và ngoài nước gặp nhiều khó khăn, giá vàng biến động mạnh, thị trường chứng khoán, bất động sản ảm đạm, hàng tồn kho cao, doanh nghiệp thiếu vốn quay vòng sản xuất nhưng khó tiếp cận vốn, nhiều doanh nghiệp phá sản, giải thể,… dẫn đến tăng trưởng tín dụng thấp, nợ xấu tăng cao. Tại Agribank CN Phú Nhuận tín dụng vẫn tăng trưởng đều qua các năm. Năm 2014 dư nợ là 2,998 tỷ đồng, năm 2015 là 3,095 tỷ đồng và năm 2016 là 3,348 tỷ đồng.
Biểu đồ 2.3. Dư nợ giai đoạn 2014-2016
2998 3095 3348 2800 2900 3000 3100 3200 3300 3400 2014 2015 2016
(Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh của Agribank Phú Nhuận từ 2014 - 2016)
Tỷ lệ nợ xấu năm 2015 là 4.96% so với tổng dư nợ Tín dụng ( tăng 145.6% so với năm 2014) . Nợ xấu chủ yếu tập trung lĩnh vực cho vay khách hàng Doanh nghiệp.
Hiện nay các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm số lượng lớn nhất và giàu tiềm năng nhất trong cộng đồng doanh nghiệp nhưng phần lớn đều gặp nhiều khó khăn
trong việc tăng cường khả năng cạnh tranh, hiện đại hóa công nghệ và tiếp cận các nguồn vốn tín dụng. Từ giữa năm 2016 đến nay, nền kinh tế đã chứng kiến sự phá sản của hàng loạt các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí có cả những doanh nghiệp lớn. Agribank Phú Nhuận nhìn chung đã giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận được nguồn vốn, đăc biệt là các doanh nghiệp và cá nhân - Hộ gia đình hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp với chi phí hợp lý để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động và tăng sức cạnh tranh. Dư nợ Tín dụng lĩnh vực nông nghiệp nông thôn năm 2014 khoảng 388 tỷ đồng chiếm 12.94% tổng dư nợ, tăng 85.6% so với 2013. Năm 2015, tổng dư nợ Tín dụng đối với lĩnh vực này là khoảng 422 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 8.8%/ tổng dư nợ, năm 2014 giải ngân đạt 444 tỷ đồng chiếm 5.2%/tổng dư nợ.
Biểu đồ 2.4. Cơ cấu dư nợ theo đối tượng vay giai đoạn 2014-2016
215 2783 388 269 2862 422 287 3061 444 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 2014 2015 2016 cá nhân, hộ sx DN NoNT
(Nguồn: Báo cáo Tổng kết của Agribank Phú Nhuận năm 2014, 2015, 2016) 2.1.3.2 Kết quả kinh doanh của Agribank Phú Nhuận
Bảng 2.4 Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của Agribank Phú Nhuận Năm Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Tổng thu (Tỷ đồng) 401,675 403,750 371,753 Tăng trưởng (%) 47.27 0.52 -7.9 Tổng chi (Tỷ đồng) 344,910 338,701 288,806 Tăng trưởng (%) 45.71 -1.80 -14.70 Lợi nhuận (Tỷ đồng) 56,765 65,049 82,947 Tăng trưởng (%) 57.52 14.59 27.51 Thu từ dịch vụ phi tín dụng (Tỷ đồng) 31,100 24,228 16,910 Tỷ lệ thu từ dịch vụ phi tín dụng/tổng thu (%) 7.74 6.0 4.5 Tăng trưởng (%) -19.2 -22 -30.2
(Nguồn: Báo cáo Tổng kết của Agribank Phú Nhuận năm 2014, 2015, 2016)
Lợi nhuận tăng trưởng qua các năm, năm 2014 đạt mức tăng trưởng vượt bậc (57.52%), tuy nhiên, sang năm 2015, do tình hình kinh tế thế giới và trong nước, tình hình tài chính tiền tệ có nhiều biến động phức tạp và bất ổn ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của tất cả các NHTM, trong đó có Agribank Phú Nhuận. Lợi nhuận năm 2015 tăng tốc độ thấp hơn 2014, năm 2015 là 14.59%, năm 2016 là 27.51% .
Ngoài hoạt động tín dụng truyền thống với uy tín và chất lượng cao, Agribank Phú Nhuận còn chú trọng khai thác công hoá công nghệ ngân hàng hiện đại nhằm mở rộng và phát triển các dịch vụ tài chính ngân hàng mới, đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu đa dạng của khách hàng.Chính vì vậy, tỷ lệ thu từ dịch vụ phi tín dụng trên tổng thu đạt tỷ lệ khá cao, tuy nhiên lại giảm dần qua các năm, lần lượt từ 2014-2016 đạt: 7.74%; 6.0%;,4.5%.
Biểu đồ 2.5. Lợi nhuận thu được giai đoạn 2014-2016 56765 65049 82947 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 90000 2014 2015 2016
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank Phú Nhuận các năm 2014,2015,2016)