Phân tích thực trạng phát triển Tín dụng cá nhân – Hộ gia đình theo các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng cá nhân hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh phú nhuận (Trang 61 - 65)

7. Bố cục luận văn

2.2.3 Phân tích thực trạng phát triển Tín dụng cá nhân – Hộ gia đình theo các

các chỉ tiêu về chất lượng

Thứ nhất: Nợ quá hạn tín dụng cá nhân - Hộ gia đình

Agribank Phú Nhuận có sự phát triển tín dụng tương đối mạnh mẽ năm 2014 dư nợ là 2,998 tỷ đồng, năm 2015 là 3,095 tỷ đồng, năm 2016 là 3,348 tỷ đồng, qua 13 năm thành lập dư nợ của Agribank Phú Nhuận đã đạt mức 3,348 tỷ đồng đây là sự tăng trưởng khá tốt đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho Agribank Phú Nhuận, tuy vậy việc phát triển nóng tín dụng sẽ kèm theo rủi ro tiềm ẩn là nợ quá hạn, ý thức

được vấn đề đó Agribank Phú Nhuận đã có những biện pháp quản lý rủi ro một cách chặt chẽ cho vay có lựa chọn khách hàng, chọn các khách hàng có tiềm lực tài chính, có uy tín để Tín dụng nên tỷ lệ nợ quá hạn của Agribank Phú Nhuận rất thấp so với mặt bằng chung của hệ thống Agribank tỷ lệ nợ xấu qua các năm như sau: năm 2014 là 0.642%, năm 2015 là 2.02% và năm 2016 do tình hình kinh tế khó khăn, tỷ lệ nợ xấu của cả hệ thống Ngân hàng dâng cao và Agribank Phú Nhuận cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó tỷ lệ nợ xấu đã lên đến 4.96% . Sự phát triển nhanh thường gắn liền với rủi ro tín dụng, vì vậy các ngân hàng luôn quan tâm đến về quản lý rủi ro một cách hiệu quả nhằm hạn chế tối đa nợ quá hạn.

Đối với nợ xấu của khách hàng là cá nhân - Hộ gia đình tại Agribank Phú Nhuận thì con số là 0% là do mức dư nợ thấp, khối lượng khách hàng ít nên Agribank Phú Nhuận đã quản lý tốt, đôn đốc sát sao nên đã không để xảy ra bất cứ trường hợp quá hạn nào. Con số này là điều mừng cũng là điều chưa vui vì chi nhánh có thể chấp nhận một tỷ lệ quá hạn nhất định nằm trong giới hạn cho phép mà phát triển được tín dụng cá nhân - Hộ gia đình một cách lớn mạnh hơn đem lại nhiều lợi nhuận hơn cho ngân hàng thì sẽ tốt hơn, hiệu quả hơn.

Thứ hai: Lợi nhuận từ tín dụng cá nhân - Hộ gia đình.

Bảng 2.9. Lợi nhuận cho vay Cá nhân - Hộ gia đình từ 2014 - 2016

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tổng dư nợ cho vay Cá nhân - Hộ

gia đình (Tỷ đồng) 215 269 287

Doanh thu cho vay (Tỷ đồng) 25.8 29.6 30.1

Lãi suất cho vay (%/năm) 12% 11% 10.5%

Lãi suất huy động (%/năm) 8% 7% 6.8%

Chi phí huy động vốn (Tỷ đồng) 17.2 18.8 19.5

Chi phí khác 2.5 2.3 1.9

Lợi nhuận cho vay (Tỷ đồng) 6.1 8.5 8.7

Qua bảng số liệu cho thấy lợi nhuận cho vay từ tín dụng cá nhân – Hộ gia đình tăng qua các năm từ 2014 – 2016, năm 2014 lợi nhuận đạt 6,1 tỷ đồng, năm 2015

đạt 8,5 tỷ đồng và 8,7 tỷ đồng trong năm 2016.

Bảng 2.10. So sánh lợi nhuận cho vay giữa tín dụng cá nhân – Hộ gia đình với Tín dụng doanh nghiệp.

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1. Đối với tín dụng cá nhân – Hộ gia đình

Lãi suất cho vay bình quân (%/năm)

12%

11% 10.5% Lãi suất huy động bình

quân (%/năm)

8%

7% 6.8%

Chi phí huy động vốn bình

quân (%/năm) 1.2% 1.1% 1% Lợi nhuận cho vay

(%/năm)

2.8%

2.9% 2.7% 2. Đối với tín dụng doanh nghiệp

Lãi suất cho vay bình quân

(%/năm) 11% 10% 9%

Lãi suất huy động bình

quân (%/năm) 8% 7% 6.8%

Chi phí huy động vốn bình

quân (%/năm) 1.25% 1.11% 1 % Lợi nhuận cho vay

(%/năm) 1.75% 1.9% 1.2%

Biểu 2.7. So sánh lợi nhuận cho vay giữa tín dụng cá nhân – Hộ gia đình với Tín dụng doanh nghiệp.

0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 3.00% 2014 2015 2016 Cá nhân - Hộ Gia đình Doanh nghiệp

Hiện nay cho vay khách hàng cá nhân và cá nhân - Hộ gia đình có độ sinh lời cao hơn so với cho vay khách hàng doanh nghiệp, tính trung bình độ sinh lời khoảng 0.4%/tháng, tức là phần chênh lệch giữa lãi suất cho vay là phần lãi suất điều chuyển vốn nội bộ hay chi phí vốn, trong khi đó cho vay doanh nghiệp chỉ vào khoảng 0.3 – 0.35%/tháng. Do vậy khối PB xét về mặt hiệu quả là cao hơn.

Tổng dư nợ tín dụng tại Agribank Phú Nhuận năm 2016 đạt 3,348 tỷ đồng, tỷ trọng dư nợ tín dụng cá nhân trong tổng dư nợ năm 2016 là 8.1%, và tín dụng cá nhân - Hộ gia đình là 0.5%. Thu thuần của khối PB đạt 8.2% so với tổng dư nợ của khối, lợi nhuận thu được cũng chỉ chiếm có 7.8% trong tổng số lợi nhuận thu được, trong khi đó tín dụng doanh nghiệp chiếm 92.2% tổng lợi nhuận. Lợi nhuận của khối CB cao hơn khối PB là do thời gian qua Agribank Phú Nhuận tập trung cho đẩy mạnh cho vay khách hàng doanh nghiệp đặc biệt là khách hàng lớn: Các Tổng công ty nhà nước, cho vay các dự án lớn…. Đồng thời việc thu phí dịch vụ được nhiều hơn và có nhiều khoản phí hơn liên quan đến hoạt động doanh nghiệp tại ngân hàng có liên quan đên hoạt động vay vốn như: phí thanh toán quốc tế, phí chuyển tiền, phí bảo lãnh và các loại phí khác. Các khoản thu dịch vụ là khoản thu không nhỏ đối với ngân hàng, năm 2016 thu thuần dịch vụ của Agribank Chi nhánh

Phú Nhuận là 16,91 tỷ đồng.

Năm 2016 Agribank Phú Nhuận có lợi nhuận vượt trội đạt 82,947 tỷ đồng tăng so với năm 2015 hơn 17,8 tỷ đồng tương đương tăng trưởng 27.5%. Trong đó lợi nhuận do khách hàng doanh nghiệp đóng góp chiếm 91.8%, khách hàng cá nhân là 7.8% còn khách hàng là cá nhân - Hộ gia đình đóng góp tỷ trọng rất ít là 0.4%

Như vậy xét về tín dụng cá nhân - Hộ gia đình thì có độ chênh lệch magin lãi suất lợi nhuận lớn hơn tín dụng doanh nghiệp và hiệu quả tốt hơn nhưng xét trong tỷ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng cá nhân hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh phú nhuận (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)