7. Bố cục luận văn
3.2.4 Thực hiện tốt công tác huy động vốn
Ngân hàng huy động vốn để cho vay, chính vì vậy quy mô của vốn huy động sẽ ảnh hưởng tới quy mô hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động Tín dụng cá nhân - Hộ gia đình nói riêng. Nếu chúng ta huy động được nguồn vốn tốt, ổn định, dài hạn, giá rẻ thì việc phát triển tín dụng cá nhân - Hộ gia đình sẽ có thuận lợi. Trong giai đoạn hiện nay, mức độ cạnh tranh để thu hút tiền gửi giữa các ngân hàng
ngày càng quyết liệt. Khách hàng lại rất nhạy bén với sự thay đổi lãi suất cũng như xem xét kỹ các tiện ích trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào của ngân hàng. Vì vậy cần có các biện pháp nhằm tăng cường hoạt động huy động vốn cho ngân hàng như:
Đa dạng hóa các hình thức huy động: Ngoài các hình thức huy động thông thường như tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn….; hoàn thiện các dịch vụ như chuyển tiền nhanh, dịch vụ thanh toán, Mobile-banking, Internet-banking, Western Union, ATM, POS, thanh toán séc du lịch, thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối, ngân hàng có thể huy động thêm bằng các kỳ phiếu tiết kiệm tại nhà, cho vay cầm cố cổ phiếu ngân hàng thương mại, tiết kiệm gửi góp…; thực hiện quản lý ngân quỹ cho doanh nghiệp, dịch vụ làm ủy thác và đại lý…để thu hút khách hàng.
Chính sách lãi suất huy động phải hợp lý, linh hoạt, uyển chuyển: Có nghĩa là tùy vào từng thời kỳ, thời điểm nhất định mà đưa ra lãi suất huy động phù hợp. Để thu hút được lượng tiền gửi trong dân cư thì lãi suất phải đủ hấp dẫn, tuy nhiên cần chú ý không nên để tình trạng chênh lệch quá lớn với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Thường xuyên theo dõi biến động lãi suất để đề ra các mức lãi suất tiết kiệm phù hợp với biến động thị trường. Ngân hàng cũng có thể dựa trên mối quan hệ khách hàng và ngân hàng để xác định mức lãi suất hợp lý, ví dụ như khách hàng sử dụng từ hai dịch vụ trở lên có thể trả lệ phí ở mức thấp hơn các khách hàng chỉ có quan hệ hạn chế với ngân hàng.