Đẩy mạnh hoạt động marketing

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng cá nhân hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh phú nhuận (Trang 87 - 90)

7. Bố cục luận văn

3.2.6 Đẩy mạnh hoạt động marketing

Hoạt động Marketing giữ một vị trí rất quan trọng trong việc mở rộng thị trường. Marketing không những giúp cho việc nghiên cứu nhu cầu thị trường khoa học, chính xác mà còn là căn cứ lựa chọn thị trường mục tiêu và có các biện pháp thích hợp để chiếm lĩnh thị trường, chiến thắng đối thủ cạnh tranh. Để có thể giới thiệu sản phẩm tới nhiều người dân hơn, Agribank Phú Nhuận cần xây dựng một chiến lược marketing sản phẩm bao gồm chiến lược nghiên cứu khách hàng, phân

đoạn thị trường để đưa ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng theo phương châm “bán cái mà thị trường cần, chứ không phải bán cái mà mình đang có”.

*Nghiên cứu các yếu tố có liên quan đến thị trường tín dụng cá nhân - Hộ gia đình

- Yếu tố khách hàng:

Để đạt được những mục tiêu đã đề ra, ngân hàng cần xây dựng một chiến lược khách hàng có đủ sức cạnh tranh lâu dài và bền vững. Xây dựng chiến lược khách hàng đúng đắn sẽ trở thành điều kiện tiên quyết giành thắng lợi trong cạnh tranh. Vị trí đứng đầu thị trường sẽ giành cho ngân hàng nào không những có khả năng hiểu thấu đáo những nhu cầu của khách hàng mà còn có thể gợi mở và hướng dẫn nhu cầu của khách hàng, luôn sáng tạo nhạy bén, chủ động giải quyết các mối quan hệ của ngân hàng và khách hàng. Mối quan hệ khách hàng và ngân hàng là mối quan hệ hai chiều tạo điều kiện cho nhau cùng tồn tại và phát triển. Ngân hàng thực hiện chiến lược này trên cơ sở ổn định để phát triển theo hướng củng cố và phát triển khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới với phương châm là không ngừng mở rộng mạng lưới khách hàng.

Đối với các khách hàng đã từng có giao dịch với ngân hàng, có thể thăm dò ý kiến phản hồi của họ về các sản phẩm dịch vụ tín dụng cá nhân - Hộ gia đình mà ngân hàng đã cung cấp. Qua đó thấy được những điều làm được và chưa làm được của ngân hàng như thủ tục, hồ sơ vay vốn đã nhanh gọn chưa, khách hàng có thấy hài lòng với cung cách làm việc của ngân hàng chưa… Việc tìm hiểu có thể được thực hiện qua các bảng điều tra bằng các câu hỏi đóng, sẽ rất nhanh gọn. Nếu có điều kiện, có thể thực hiện phỏng vấn với khách hàng để thu thập các thông tin chi tiết hơn. Qua đó ngân hàng sẽ thấy được phần nào về chính sản phẩm dịch vụ, nhân viên của mình.

Bên cạnh đó ngân hàng phải tìm cách để thu hút thêm khách hàng mới. Thông qua mối quan hệ với khách hàng cũ, khai thác thông tin do khách hàng cung cấp nhằm hỗ trợ việc tăng cường bán hàng cho những đối tượng khác. Việc

thu hút mở rộng khách hàng sẽ được thực hiện với những chương trình xúc tiến hỗn hợp hiệu quả.

- Yếu tố về đối thủ cạnh tranh:

Cạnh tranh trong lĩnh vực tín dụng cá nhân - Hộ gia đình trở nên quyết liệt hơn khi số lượng ngân hàng tham gia trên thị trường tăng lên cũng như các ngân hàng ngày càng mở rộng danh mục sản phẩm của mình. Áp lực cạnh tranh đóng vai trò như một lực đẩy tạo ra sự phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng cả hiện tại và tương lai. Vì vậy việc theo dõi thường xuyên hoạt động của các đối thủ cạnh tranh sẽ mang lại những thông tin quan trọng trong xây dựng chính sách của ngân hàng. Những thông tin về chiến lược sản phẩm dịch vụ của đối thủ cạnh tranh sẽ là căn cứ quan trọng trong việc khai thác và phát triển sản phẩm cho vay cá nhân - Hộ gia đình của ngân hàng. Thông tin về những thay đổi trong chiến lược sản phẩm của đối thủ cạnh tranh sẽ đem lại cho ngân hàng những giá trị nhất định như có thể học hỏi kinh nghiệm sản phẩm dịch vụ mới.

- Nghiên cứu các vấn đề văn hóa xã hội:

Ngân hàng cần nghiên cứu các vấn đề về trình độ văn hóa, thói quen tiêu dùng, tâm lý người dân, biến động trong dân số…bởi lẽ tất cả các yếu tố đó tác động đến hành vi sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, giúp cho ngân hàng chủ động trong việc xây dựng các chính sách, quy định, thủ tục trong nghiệp vụ.

Sản phẩm ngân hàng chỉ có thể tồn tại và kéo dài chu kỳ sống khi chúng được khách hàng chấp nhận sử dụng. Chỉ khi nghiên cứu rõ về khách hàng và thị trường thì ngân hàng mới đưa sản phẩm ra thị trường một cách phù hợp và hiệu quả, cạnh tranh được với các đối thủ khác trong việc cung cấp sản phẩm cùng loại.

* Thay đổi cách thức, phương pháp tiếp thị tín dụng cá nhân - Hộ gia đình

Tăng cường bán chéo sản phẩm: bán chéo sản phẩm giúp cho việc mang lại lợi ích trọn gói cho khách hàng, đồng thời cũng giúp đơn vị tham gia bán chéo sản phẩm gia tăng thu nhập, tiết kiệm chi phí.

Sản phẩm cho vay có đặc tính hoàn trả sau một thời gian sử dụng. Do đó cán bộ tín dụng không thể bán nó giống như bán các sản phẩm thông thường khác mà

phải có sự chọn lọc đối tượng khách hàng theo các tiêu chuẩn riêng. Tuy nhiên, các cán bộ tín dụng cũng không nên ngồi chờ khách hàng đến xin vay mà phải tích cực tiếp thị để tìm kiếm khách hàng như nhân viên bán sản phẩm thông thường.

Khách hàng có phạm vi hoạt động rộng khắp và ngân hàng phải khơi dậy nhu cầu của họ hoặc tạo cơ hội để họ bộc lộ nhu cầu của mình. Các phương pháp truyền thống để thu hút khách hàng như quảng cáo qua truyền hình, sóng phát thanh, tờ rơi, các chương trình tặng quà, bốc thăm trúng thưởng…đều đã được ngân hàng sử dụng tối đa nhưng hiệu quả đem lại chưa thực sự được như mong đợi. Bán chéo sản phẩm là cách đem lại hiệu quả cao giúp phát triển Tín dụng cá nhân - Hộ gia đình vì các đơn vị đối tác có đội ngũ nhân viên tiếp thị, bán hàng với số lượng lớn, am hiểu về sản phẩm, có khả năng tạo ra nhu cầu của khách hàng qua kỹ năng bày hàng, giới thiệu sản phẩm, bán hàng.

Đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các Doanh nghiệp đầu mối, các hiệp hội hội, các ban quản lý chợ.. để khai thác nguồn khách hàng; Ví dụ: Đầu tư cho vay một cá nhân - Hộ gia đình A hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu thủ công mỹ nghệ thông qua doanh nghiệp đầu mối thu mua hàng, các cá nhân - Hộ gia đình trực tiếp sản xuất ra sản phẩm để tiếp thị cho vay. Hoặc thông qua ban quản lý chợ đầu mối, trung tâm thương mại, các hiệp hội nghề để tìm kiếm khách hàng

Ngoài ra, các ngân hàng cần thường xuyên cung cấp thông tin về tình hình tài chính, năng lực và kết quả kinh doanh, giúp khách hàng có cách nhìn tổng thể về ngân hàng và tăng lòng tin vào ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng cá nhân hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh phú nhuận (Trang 87 - 90)